Nói về tiền bạc với bạn bè, các thành viên trong gia đình, với đồng nghiệp thường có thể khơi dậy cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Điều này có thể hiểu được khi tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm, trong khi hoàn cảnh, mục tiêu và cơ hội của mỗi người đều khác nhau.
Nói chuyện với bạn bè về quỹ khẩn cấp dự trữ đầy đủ khi bạn vẫn đang loay hoay tìm cách thoát khỏi các khoản nợ có thể khiến bạn cảm thấy thiếu thốn hoặc xấu hổ về thói quen chi tiêu của mình. Bạn rất dễ cảm thấy mình đang tụt lại phía sau hoặc làm chưa đủ tốt cho tương lai tài chính của mình, đặc biệt nếu bạn mắc nợ.
Ken Lin, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Credit Karma cho biết: “Tài chính thường được coi là nguồn gây căng thẳng hàng đầu đối với người Mỹ. Khó khăn về tài chính - đặc biệt là do nợ nần - có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tự tin của mọi người về tình hình tài chính của họ, nhưng điều đó không nhất thiết phải trở nên tiêu cực và nặng nề như vậy".
Sức khỏe tài chính là việc thiết lập sức khỏe tài chính tổng thể và học cách quản lý thành công tài chính của bạn. Tất nhiên, làm như vậy có nghĩa là bạn đã chuẩn bị tốt cho những thách thức kinh tế, nhưng rèn luyện sức khỏe tài chính cũng có thể mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe tâm thần, bao gồm cả việc tăng cường sự tự tin. Và trái ngược với những gì bạn nghĩ, nợ nần không nhất thiết cản trở khả năng có được sức khỏe tài chính tốt của bạn.
Brian Walsh, nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận của SoFi, cho biết: “Có một (hoặc một vài) khoản nợ cũng không sao cả. Thực sự, khi nói đến bất cứ điều gì liên quan đến tài chính cá nhân, không có câu trả lời đúng cho tất cả mọi người”.
Quản lý nợ tốt
Nợ nần vốn không ngăn cản bạn có được sức khỏe tài chính tốt khi khoản nợ đó được quản lý tốt. Cho dù bạn có khoản nợ dài hạn, chẳng hạn như khoản vay sinh viên hay khoản thế chấp, hoặc gần đây bạn đã mắc nợ do những thách thức tài chính. Cách tiếp cận trả nợ của bạn có thể có tác động rất lớn đến sự tự tin tài chính và sức khỏe tài chính tổng thể của bạn.
Kimberly Palmer, chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet cho biết: “Nếu bạn đang sống với nợ nần mà cảm thấy mất kiểm soát hoặc đầy hối hận thì điều đó hoàn toàn có thể làm suy yếu niềm tin vào tài chính của bạn.
Tuy nhiên, nợ không phải lúc nào cũng gắn liền với sự tiêu cực. Một số loại nợ giúp bạn đạt được các mục tiêu khác, chẳng hạn như các khoản vay dành cho sinh viên giúp bạn theo đuổi cuộc sống mà bạn muốn hoặc khoản thế chấp giúp bạn có được ngôi nhà như ý muốn.
Nó thực sự phụ thuộc vào lý do bạn chấp nhận. Nếu bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt để nhận khoản nợ và trả hết nó phù hợp với ngân sách của bạn mỗi tháng, thì đó có thể là một điều tích cực".
Chìa khóa để quản lý bất kỳ loại nợ nào - ngay cả những khoản nợ lãi suất cao mới tích lũy gần đây, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng phát sinh sau khi bạn bất ngờ mất việc hoặc thu nhập - là hãy lập kế hoạch chi tiết để trả hết nợ.
Tất nhiên, trước tiên bạn phải ngừng tích lũy nợ.
Ngay cả một kế hoạch kéo dài nhiều năm cũng có thể nâng cao niềm tin của bạn vào khả năng trả nợ, từ đó thúc đẩy sức khỏe tài chính tổng thể của bạn.
Hiểu rằng không phải tất cả các khoản nợ đều như nhau
Theo Walsh, bước đầu tiên là tìm hiểu xem khoản nợ của bạn có phải là vấn đề hay không. Ông nói: “Không phải tất cả các khoản nợ đều được tạo ra như nhau. Nói chung, bất kỳ khoản nợ nào có lãi suất trên 7% đều là nợ xấu, trong khi bất kỳ khoản nợ nào có lãi suất dưới 7% là nợ tốt. Việc trả hết nợ xấu được gọi như vậy vì nó tích lũy số tiền lãi lớn một cách nhanh chóng, từ đó giúp làm tăng tổng số tiền bạn nợ nên được ưu tiên hơn việc loại bỏ hoàn toàn nợ tốt".
Palmer gợi ý, bạn nên nghĩ đến việc thanh toán nợ lãi suất thấp như một hóa đơn hàng tháng khác. Tại SoFi, Walsh đề xuất một cách tiếp cận để trả hết nợ: Thực hiện thanh toán tối thiểu cho tất cả các khoản nợ của bạn và sau đó cố gắng thanh toán số dư nợ xấu nhỏ nhất trước, ngay cả khi nó không có lãi suất cao nhất. Khi khoản nợ đó được trả hết, hãy chuyển sang số dư nhỏ nhất tiếp theo,...
Walsh nói, về mặt toán học, việc trả hết nợ theo cách này có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc xử lý số dư lớn nhất hoặc khoản nợ có lãi suất cao nhất trước tiên, nhưng nó cho bạn thấy nhiều dấu hiệu tiến bộ rõ ràng hơn. Nhờ vậy, mọi người cảm thấy có động lực và được khuyến khích tiếp tục trả nợ.
Điều quan trọng là phải duy trì động lực: Một kế hoạch thanh toán đều đặn, nhất quán là cách duy nhất để loại bỏ mọi khoản nợ và việc mất động lực giữa chừng trong kế hoạch.
Tuy nhiên, việc thực hiện sứ mệnh giảm số nợ không có nghĩa là bạn phải hy sinh bất kỳ khoản chi tiêu không cần thiết nào.
Lin nói: “Trả hết nợ không nhất thiết có nghĩa là bạn luôn phải nói 'Không'. Thay vào đó, đó là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu theo cách vẫn giúp bạn tận hưởng cuộc sống trong khi vẫn làm việc đều đặn để không mắc nợ".
Cả 3 chuyên gia đều đồng ý rằng tất cả chỉ là sự cân bằng và chừng mực: Bạn muốn tránh tích lũy thêm nợ, nhưng bạn vẫn có thể tìm sự cân bằng giữa việc trả dần nợ và tiếp tục hướng tới các mục tiêu tài chính khác, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu, mua nhà, hoặc tiết kiệm cho một kỳ nghỉ lớn hoặc tiêu xài hoang phí...
Palmer nói: “Ngay cả khi trả hết nợ, bạn vẫn có thể theo đuổi các mục tiêu và hoạt động khác. Bạn chỉ cần điều chỉnh các khoản thanh toán nợ phù hợp với ngân sách tổng thể của mình".
Nợ nần không có nghĩa là tương lai tài chính của bạn bị hủy hoại: Đây là cách quản lý nợ bạn nên áp dụng ngay bây giờ! - Ảnh 3.
Hạn chế các khoản nợ
Bước đầu tiên để đạt được sự lành mạnh về tài chính khi mắc nợ là lập kế hoạch quản lý khoản nợ đó. Nhưng đó không phải là khả năng dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là ngay bây giờ - khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất mọi thời đại và nhiều người đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Nếu hiện tại bạn đang nợ nần để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu, bạn sẽ khó có thể làm được gì nhiều cho đến khi điều kiện kinh tế thay đổi.
Walsh nói: “Cuối cùng, vấn đề là phải vượt qua được, đồng thời giảm thiểu thiệt hại lâu dài”.
Bằng cách giảm thiểu số tiền bạn vay, bạn sẽ giảm được số tiền bạn phải trả trong tương lai cho tới khi nào bạn có thể thanh toán lại. Bằng cách này, bạn cũng giúp bản thân trong tương lai của bạn dễ dàng tiếp tục hướng tới các mục tiêu tài chính khác. Việc tích lũy nợ có thể kéo dài thời gian để bạn đạt được mục tiêu của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thực hiện được, miễn là bạn lập kế hoạch quản lý khoản nợ đó.
Walsh nói: “Nó sẽ không hủy hoại hoàn toàn mọi thứ trong tương lai”.
Nhìn chung, điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là hãy lập kế hoạch ngay bây giờ!