Hà Giang có nhiều điều khiến những tâm hồn lang thang như tôi muốn khám phá. Khi chạy tới đoạn cuối "con đường hạnh phúc" dài 185 km, bạn sẽ thấy đèo Mã Pì Lèng huyền thoại. Chạy xe trên con đèo này không chỉ khiến tôi đã cái tay mà còn sướng con mắt khi phóng tầm nhìn ra vách đá cao tít, bên kia là sông Nho Quế uốn quanh...Tới cuối đèo, thị trấn Mèo Vạc sẽ hiện ra trước mắt bạn. Đường nơi đây thông thoáng, yên ả hơn nhiều so với Đồng Văn. Lần này, tôi chọn dừng chân tại một căn nhà cổ của người H'Mông để cảm nhận trọn vẹn sự bình yên của vùng đất núi đá này.Nhà cổ Chúng Pủa đã có tuổi đời hơn trăm năm. Ngôi nhà này giống như một pháo đài với 4 dãy nhà có mái, nối liền tạo thành hình tứ giác. Hiện nay, 2 dãy nhà được phục dựng để lưu giữ kiến trúc truyền thống đặc biệt của người H'Mông và làm nơi lưu trú cho khách tới Mèo Vạc. Căn nhà làm bằng đất kiểu này khá phổ biến ở các miền núi với tên gọi "nhà tường trình".Điều khiến tôi ngạc nhiên là những bức tường rào được xếp bằng đá. Tôi thật sự không hiểu những người thợ hồi ấy đã làm thế nào để tạo ra một hàng rào đá dày và chắc chắn như thế.Cách xếp đá tài tình của những người thợ xây xưa.Tôi được nghe khi xưa, chủ nhà thường chọn loại đất với độ kết dính tốt nhất. Họ lọc sạch rác, rễ cây ra. Người thợ sử dụng khuôn gỗ dài khoảng 1,5 m và rộng 50 cm rồi đắp từng lớp đất đã làm sạch vào khuôn. Họ dùng một cây để gõ, vỗ liên tục nhằm nén từng lớp đất xuống. Sau thời gian, từ lớp này qua lớp khác, những bức tường thẳng tắp, kiên cố sẽ được tạo ra. Cách xây dựng này giúp nhà mát vào mùa hè và ấm khi đông sang.Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên các mái nhà lợp ngói âm dương của người H'Mông tại Hà Giang thường xuất hiện biểu tượng hoa hồi. Tuy nhiên, khi được hỏi, quản gia của nhà cổ Chúng Pủa nói những bông hoa không thực sự mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Chúng chỉ là nguyên liệu đặc trưng trong món thắng cố.Sau một hồi tham quan không gian bên trong, tôi bước qua một vài bậc thang để vào gian nhà chính.Du khách có thể thấy một số không gian sống ảo được bố trí sẵn tại đây.Nhà chính có 3 gian, thiết kế theo kiểu truyền thống. Một gian dành cho vợ chồng. Gian thứ hai cho con cái hoặc khách còn gian thứ ba đặt lò sưởi, bàn ăn cơm... Tầng trên cũng có thiết kế tương tự. Họ sử dụng gỗ thông đá quý hiếm để ngăn các phòng.Loại gỗ chính được sử dụng trong nhà là sa mộc và pơ mu nên theo thời gian, màu sắc lại càng đẹp hơn. Khi bước trên sàn gỗ, những tiếng cót két lại vang lên. Tuy nhiên, tôi không nghĩ điều này sẽ vui nếu nghe vào buổi tối.Những cây lạp xưởng được treo trên bếp để hun khói.Món lạp xưởng heo treo gác bếp là một phần thực đơn dành cho một khách ở đây. Mỗi phần như trong ảnh có giá 250.000 đồng. Nhìn chung, buổi tối ở Mèo Vạc cũng không có gì chơi nên ăn no, rượu say, hai mắt tôi cũng đã rũ xuống.Khung cảnh ở phòng ngủ cho khách mỗi sáng sớm thức dậy trong căn nhà cổ. Mức giá tương đối rẻ, chỉ khoảng 300.000 đồng/người/đêm/phòng tập thể hoặc 1,1 triệu đồng/đêm/phòng đôi.
Hà Giang có nhiều điều khiến những tâm hồn lang thang như tôi muốn khám phá. Khi chạy tới đoạn cuối "con đường hạnh phúc" dài 185 km, bạn sẽ thấy đèo Mã Pì Lèng huyền thoại. Chạy xe trên con đèo này không chỉ khiến tôi đã cái tay mà còn sướng con mắt khi phóng tầm nhìn ra vách đá cao tít, bên kia là sông Nho Quế uốn quanh...
Tới cuối đèo, thị trấn Mèo Vạc sẽ hiện ra trước mắt bạn. Đường nơi đây thông thoáng, yên ả hơn nhiều so với Đồng Văn. Lần này, tôi chọn dừng chân tại một căn nhà cổ của người H'Mông để cảm nhận trọn vẹn sự bình yên của vùng đất núi đá này.
Nhà cổ Chúng Pủa đã có tuổi đời hơn trăm năm. Ngôi nhà này giống như một pháo đài với 4 dãy nhà có mái, nối liền tạo thành hình tứ giác. Hiện nay, 2 dãy nhà được phục dựng để lưu giữ kiến trúc truyền thống đặc biệt của người H'Mông và làm nơi lưu trú cho khách tới Mèo Vạc. Căn nhà làm bằng đất kiểu này khá phổ biến ở các miền núi với tên gọi "nhà tường trình".
Điều khiến tôi ngạc nhiên là những bức tường rào được xếp bằng đá. Tôi thật sự không hiểu những người thợ hồi ấy đã làm thế nào để tạo ra một hàng rào đá dày và chắc chắn như thế.
Cách xếp đá tài tình của những người thợ xây xưa.
Tôi được nghe khi xưa, chủ nhà thường chọn loại đất với độ kết dính tốt nhất. Họ lọc sạch rác, rễ cây ra. Người thợ sử dụng khuôn gỗ dài khoảng 1,5 m và rộng 50 cm rồi đắp từng lớp đất đã làm sạch vào khuôn. Họ dùng một cây để gõ, vỗ liên tục nhằm nén từng lớp đất xuống. Sau thời gian, từ lớp này qua lớp khác, những bức tường thẳng tắp, kiên cố sẽ được tạo ra. Cách xây dựng này giúp nhà mát vào mùa hè và ấm khi đông sang.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên các mái nhà lợp ngói âm dương của người H'Mông tại Hà Giang thường xuất hiện biểu tượng hoa hồi. Tuy nhiên, khi được hỏi, quản gia của nhà cổ Chúng Pủa nói những bông hoa không thực sự mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Chúng chỉ là nguyên liệu đặc trưng trong món thắng cố.
Sau một hồi tham quan không gian bên trong, tôi bước qua một vài bậc thang để vào gian nhà chính.
Du khách có thể thấy một số không gian sống ảo được bố trí sẵn tại đây.
Nhà chính có 3 gian, thiết kế theo kiểu truyền thống. Một gian dành cho vợ chồng. Gian thứ hai cho con cái hoặc khách còn gian thứ ba đặt lò sưởi, bàn ăn cơm... Tầng trên cũng có thiết kế tương tự. Họ sử dụng gỗ thông đá quý hiếm để ngăn các phòng.
Loại gỗ chính được sử dụng trong nhà là sa mộc và pơ mu nên theo thời gian, màu sắc lại càng đẹp hơn. Khi bước trên sàn gỗ, những tiếng cót két lại vang lên. Tuy nhiên, tôi không nghĩ điều này sẽ vui nếu nghe vào buổi tối.
Những cây lạp xưởng được treo trên bếp để hun khói.
Món lạp xưởng heo treo gác bếp là một phần thực đơn dành cho một khách ở đây. Mỗi phần như trong ảnh có giá 250.000 đồng. Nhìn chung, buổi tối ở Mèo Vạc cũng không có gì chơi nên ăn no, rượu say, hai mắt tôi cũng đã rũ xuống.
Khung cảnh ở phòng ngủ cho khách mỗi sáng sớm thức dậy trong căn nhà cổ. Mức giá tương đối rẻ, chỉ khoảng 300.000 đồng/người/đêm/phòng tập thể hoặc 1,1 triệu đồng/đêm/phòng đôi.