Trên trang Facebook cá nhân có tên Le Hoang Diep Thao, bà Diệp Thảo hồi tưởng: "Bắt đầu từ căn nhà gỗ nhỏ 2.8m bề ngang tại Buôn Mê Thuột, vợ chồng tôi bàn nhau xây dựng chiến lược khai phá thị trường sao cho độc đáo mà vẫn cần sự chuyên nghiệp ngay từ những điều nhỏ nhất. Chúng tôi chọn gam nâu đỏ bazan của vùng đất Tây nguyên và slogan “Khơi nguồn sáng tạo” cho bộ nhận diện thương hiệu, đồng thời “phân vai” nhau rõ ràng: anh ra ngoài làm hình ảnh, tôi ở trong quản lý. Được đứng sau để chồng tỏa sáng và thành công chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của riêng tôi".
|
Quyết định bổ nhiệm được bà Lê Hoàng Diệp Thảo đăng trên trang FB cá nhân. |
Bà Thảo không quên từng sự kiện quan trọng và những bước tiến của Trung Nguyên: "Ngày 20/8/1998, cơn sốt trên thị trường bùng nổ khi quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại Nguyễn Kiệm (Gò Vấp, TP HCM) ra đời. Với chiêu thị phục vụ cà phê miễn phí trong 7 ngày, hàng ngàn lượt khách vào ra đông nườm nượp, ai cũng khen cà phê ngon đậm đà mà từ trước đến nay họ chưa từng thử qua. Sau chương trình đó, quán tiếp đón khách đến uống cà phê mỗi ngày một đông.
Trên đà thành công, Trung Nguyên tiếp tục mở quán thứ hai ở ngã tư Pasteur – Điện Biên Phủ. Vào thời điểm đó, đây là một trong những quán cà phê hiện đại, có không gian đẹp để tận hưởng cà phê ngon thuộc hàng đầu tiên ở Sài Gòn, gần như tạo nên một hiện tượng trong giới sành cà phê".
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng thể hiện rõ niềm tự hào khi Trung Nguyên từng bước góp mặt trong nếp sinh hoạt của người yêu cà phê: "Đến giờ vẫn nhiều người hỏi tôi: làm thế nào mà Trung Nguyên phát triển được hệ thống nhanh chóng đến vậy? Đi đâu cũng thấy Trung Nguyên - tại những vị trí đắc địa, ngay các vòng xoay, các ngã ba ngã tư của thành phố".
Cũng theo bà Thảo, trong những ngày đầu Trung Nguyên gợi cảm giác được mọc lên chỉ trong 1 đêm. "Suốt 1 năm như vậy, hơn 500 quán cà phê Trung Nguyên được thành hình, đi đâu cũng thấy. Cả Sài Gòn như được khoác chiếc áo mới, trông văn minh, lịch sự hẳn lên, phá tan định kiến “quán cà phê là quán đèn mờ, chỉ có ôm ấp” từ những năm tháng bao cấp để lại".
|
Bức ảnh là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình bà Diệp Thảo, chụp tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2013. Ảnh: FB Le Hoang Diep Thao. |
Bà Thảo cho biết, Trung Nguyên có những dấu mốc đặc biệt quan trọng, đó là sự ra đời của G7 và thành lập văn phòng ở Singapore. Ý tưởng về việc kinh doanh cà phê hòa tan bắt đầu nhem nhóm từ năm 2001 khi bà Thảo trò chuyện với một người đặc biệt tại hội nghị kinh doanh toàn cầu ở Cologne (Đức). Và cái tên cà phê hòa tan G7 thể hiện mong muốn xây dựng Trung Nguyên thành "cường quốc" của thế giới cà phê, như các cường quốc G7 của thế giới.
"Nhưng cà phê hòa tan được dự đoán sẽ thành xu hướng của tương lai, vì lợi thế của nó là pha chế nhanh mà dễ uống, rất thích hợp với những người bận rộn. Trung Nguyên là cái tên thuần Việt, quá khó đọc với người nước ngoài. Vì thế, chúng tôi thống nhất chọn tên mới cho cà phê hòa tan là G7 với hàm ý muốn xây dựng Trung Nguyên thành “cường quốc” của thế giới cà phê, như các cường quốc G7 của thế giới".
Bà Thảo đầy tự hào khi chia sẻ về sự phát triển mạnh mẽ của Trung Nguyên: "Từ 2006 đến 2014, Trung Nguyên phát triển như vũ bão. Doanh số tăng vượt bậc, từ 1.223,6 tỷ đồng trong năm 2008 lên 4.177 tỷ đồng trong năm 2014, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 22.7%/năm. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Trung Nguyên cũng tăng mạnh mẽ.
Cùng với mức tăng trưởng vượt bậc của doanh số và lợi nhuận sau thuế, quy mô tổng tài sản trong giai đoạn này cũng tăng trưởng theo. Tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao trên 52.6%/năm, từ quy mô tài sản 397.2 tỷ đồng trong năm 2008 lên 5.024,5 tỷ đồng trong năm 2014".
Sáng 20/9, TAND Nhân dân TP HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ kiện "Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty" giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên) cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của ông Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên.
Sau khi nghị án, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm và khôi phục chức danh Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.