3 người không nên hỏi khi hết tiền

Google News

Khi hết tiền, bạn đừng sợ hãi và cũng đừng hỏi mượn tiền của 3 người này!

Đừng hỏi ba người này
Khi hết tiền, việc đầu tiên mà mọi người nghĩ tới là đi vay tiền. Đúng là như vậy, nếu không có tiền sẽ không có ai ăn, không tồn tại được. Tuy nhiên, mượn ai, mượn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong cuộc sống có người tốt kẻ xấu, nếu may mắn thì được người khác thương tình, cho vay tiền không lãi, không cần hẹn ngày trả nhưng cũng có người nhân cơ hội dùng tiền “sinh lãi” hoặc không cho vay mà còn mỉa mai, xỉa xói thậm tệ.
Do đó, khi đi vay tiền, tốt nhất tránh xa những người sau.
– Những người quá khứ đối xử không tốt với bạn: Người mà trong quá khứ đã không tốt với mình thì tất nhiên, khi mình khó khăn nhất cũng không đời nào giúp đỡ mình. Thậm chí họ còn cười mình, nói những lời khiến mình nhụt chí.
3 nguoi khong nen hoi khi het tien
 
– Những người luôn đưa ra điều kiện: Khi họ biết bạn cần tiền và ngỏ ý muốn giúp đỡ những hãy cận trọng. Kiểu người này luôn đưa ra những điều kiện để thỏa thuận, rằng họ cho bạn vay tiền thì bạn phải làm chuyện này, chuyện kia cho họ… Đây là thành phần lừa đảo chứ không hề tốt đẹp gì, nên tránh xa thì hơn.
– Người xấu, lấy lãi cao “cắt cổ”: Tiền lãi cho vay chính là một khoản vô cùng hời. Do đó, nếu bạn hỏi vay tiền ai mà họ đòi lãi thì nên từ bỏ đi. Bản thân đã hết tiền rồi mà còn dấn sâu vào nợ nần, lãi mẹ đẻ lãi con thì cả đời làm việc quần quật cũng không trả hết được đâu.
Đừng sợ ba điều này
Thông thường khi rơi vào hoàn cảnh “nhẵn túi”, thất nghiệp… mọi người sẽ hay buồn phiền, chán nản và suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, nếu cứ ủ rũ và nhốt mình trong căn phòng với bốn bức tường thì sẽ không bao giờ thay đổi được số phận. Tốt hơn hết phải thật tỉnh táo, mãnh mẽ, tuyệt đối không sợ ba điều sau.
– Đừng sợ ra ngoài: Thế giới bao la có muôn vàn công việc, vạn điều để khám phá, học hỏi, kiếm tiền. Đừng vì nghèo mà dậm chân tại chỗ, hãy cố kiên trì, chắc chắn bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp, lương ít cũng không sao. Đừng sợ hãi hay suy tính nhiều, chỉ cần là việc làm chân chính thì ở đâu bạn cũng sống tốt được.
– Đứng sợ gặp gỡ, giao lưu: Khi bạn đang nghèo, không có tiền thì cũng đừng ngại giao tiếp. Bởi những mối quan hệ trong xã hội sẽ giúp bạn mở rộng tầm hiểu biết, giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển con người, đem lại cuộc sống mới, dễ dàng hơn. Tốt hơn hết đừng che giấu cái nghèo, hãy thẳng thắn, nhờ vả sự trợ giúp của mọi người xung quanh để sớm vượt qua khó khăn đã.
– Đừng sợ thử thách: Đã nghèo, đã thất nghiệp mà có cơ hội nào cũng than vãn rằng khó quá, khổ quá thì chắc chắn sẽ không bao giờ thoát nghèo được. Hành động sợ hãi là biểu hiện của sự hèn yếu, con người luôn sợ tai nạn, rủi ro, thất bại… thì không có được thành công đâu. Tốt hơn hết hãy thử nghiệm bất cứ cơ hội, thử thách nào đến với mình.
Con người khi không có tiền thường hay gặp phải một số kiểu người sau: Người chủ động cho bạn vay tiền; người không cho bạn vay tiền và người chế giễu bạn, nói bạn đang than nghèo kể khổ.
Người chủ động cho bạn vay tiền là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Họ có thể dốc hết sức giúp bạn giải quyết những khó khăn trước mắt.
Tóm lại, bất luận gặp phải kiểu người nào, quan trọng nhất là bạn phải nhớ thật kỹ 3 câu nói sau đây:
1. Con người dù có nghèo thế nào đi nữa cũng không được nhụt chí. Con người có thể nghèo, tạm thời không có tiền nhưng tuyệt đối không được đánh mất ý chí, thiếu ý chí mà phải nuôi lý tưởng và nỗ lực hết mình để hiện thực lý tưởng ấy.
2. Người cho bạn vay tiền là người cho bạn vay một trái tim. Những người bạn thân thiết thực sự sẽ luôn ủng hộ bạn hết mình từ trong tâm linh của họ.
Hãy biết trân trọng, nâng niu và cảm ơn đến những người như thế, bởi những người đó xuất hiện trong cuộc đời bạn không nhiều. Phải rất có phúc, bạn mới gặp được họ.
3. Đừng tùy tiện than thở sự khó khăn của bạn, vì thực tế phũ phàng là chẳng có ai muốn hay tình nguyện ngồi nghe bạn nói đâu. Thay vào đó, trong lúc khó khăn, hãy dành thời gian để tìm cách giải quyết để bản thân mình trưởng thành và vững mạnh hơn.
Theo Min/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)