Tự tử vì nhà người yêu vòi tiền thách cưới quá cao

Google News

Lấy vợ ở Trung Quốc nổi tiếng là tốn kém và mới đây, do không chịu nổi áp lực tiền "thách cưới", một chàng trai đã quẫn chí tự sát.

Câu chuyện xảy ra ở tỉnh An Huy – Trung Quốc. Theo lời bố mẹ của chàng trai, nguyên nhân con trai họ tự sát chính là vì không chịu nổi áp lực về tiền thách cưới của nhà gái. Tặng quà hứa hôn cho gia đình cô dâu là một truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. 
Trong thời cổ đại, sau khi nhận sính lễ, cô gái sẽ tạm biệt bố mẹ mình để sang sống và phục vụ bên gia đình nhà chồng. Truyền thống này phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong quá khứ nhưng hiện nay nó đã ít phổ biến hơn. Tuy vậy, ở một số thành phố và nhiều khu vực nông thôn, hành động này vẫn còn khá phổ biến.
 Ảnh minh họa.
Trong câu chuyện buồn đã nói, chàng trai là Xiao Lei đã đính hôn với người yêu của anh ấy là Lanlan vào tháng 12 năm trước. Gia đình Lanlan yêu cầu Xiao Lei phải đưa 10.000 nhân dân tệ và các quà tặng khác với tổng giá trị lên tới 30.000 nhân dân tệ.
Một tháng sau đó, gia đình cô dâu lại yêu cầu thêm 20.000 nhân dân tệ và những thứ khác như thuốc lá, rượu. Những yêu cầu từ phía gia đình cô dâu đã khiến Xiao Lei trở nên căng thẳng bế tắc và đi đến quyết định nhảy từ trên một tòa nhà đang xây dựng (nơi anh ta làm việc) ở Thượng Hải xuống đất để tự sát chỉ 2 ngày sau yêu cầu của nhà gái.
Đau đớn vì cái chết của con mình, cha mẹ Xiao Lei đã chỉ trích gia đình cô dâu. Họ nói rằng Xiao Lei đã một lần phàn nàn với họ rằng các đòi hỏi “bất tận” của gia đình cô gái là hành động “tống tiền” và không thể chịu nổi.
Ngày 30/3, cha mẹ Xiao Lei đã kiện gia đình Lanlan và yêu cầu trả lại tất cả tiền mặt cùng các thứ quà tặng gồm đồ trang sức trị giá 30.000 nhân dân tệ và một chiếc Iphone. Tòa án đã phán quyết rằng tất cả tiền mặt phải trả lại nhưng các thứ quà tặng thì không.
Câu chuyện này đã khuấy động một cuộc tranh luận trên mạng Sina Weibo với nhiều lời chỉ trích rằng thách cưới là một truyền thống đã lỗi thời và thậm chí nó còn làm hoen ố tình yêu đích thực. Một cư dân mạng là XIAjianghuizi viết: “Việc phải trả những cái giá cao như vậy không khác gì hoạt động mua bán”. Một người khác là biaohanguaizai viết: “Ở thành phố quê tôi, người đàn ông thậm chí còn phải trả nhiều tiền hơn để lấy được vợ, trong đó bao gồm một căn hộ và một cái ô tô”.
Tuy vậy cũng có người chỉ trích anh chàng Xiao Lei đã không đủ can đảm. Cư dân mạng có nick qingqingsama viết: “Tôi xin lỗi cha mẹ của chàng trai nhưng con trai họ là một kẻ hèn nhát. Nếu tình yêu của anh ta và cô dâu tương lai đủ mạnh thì tiền sẽ không có chỗ đứng trong quan hệ của họ”.
Theo Đời Sống Pháp Luật

Bình luận(0)