8. Những đám mây kỳ dị
Những đám mây này trông giống như bề mặt đại dương bị khuấy đảo khi nhìn từ bên dưới. Những đám mây kỳ lạ này được đặt tên là asperatus, có nghĩa là một dạng gợn sóng hỗn loạn, mạnh mẽ, và bất thường.
Liệu đám mây này có phải là một dạng mới hay không hiện vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bề mặt dưới lổn ngổn của đám mây asperatus có thể do có gió mạnh khuấy động các lớp khí nóng và lạnh ổn định tồn tại trước đó.
9. Mặt trời xanh (chớp xanh)
Hiện tượng đặc biệt này xảy ra khi Mặt trời nằm rất thấp, chỉ có một phần nhỏ nhô lên khỏi đường chân trời. Một phần rất nhỏ ở mép trên của Mặt trời xuất hiện màu xanh trong 1 tới 2 giây, rất khác so với màu sắc thông thường.
Nguyên nhân của hiện tượng là do sự tán sắc ánh sáng trong khí quyển khi ánh sáng từ Mặt trời đi qua lớp không khí dày, các tia sáng có bước sóng khác nhau (ứng với các màu khác nhau) bị khúc xạ với các góc khác nhau. Khi Mặt trời ở vị trí thấp, sát chân trời sẽ có một phần tia sáng đỏ (và các màu cận đỏ) không tới được mắt người quan sát trong khi phần ánh sáng màu xanh lại khúc xạ nhiều hơn nên tới với người quan sát.
10. Mặt trời giả
Mặt trời giả là hiện tượng hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời giả. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời giả.
Hiện tượng diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, Mặt trời giả là các vùng sáng ở rìa.
Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên.
11. Cầu vồng “sinh đôi”
Cầu vồng "sinh đôi" là hiện tượng hiếm gặp, chúng có chung gốc nhưng lại tách thành 2 cung vòng riêng biệt.
Bí ẩn của hiện tượng nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc. Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ tạo thành cầu vồng sinh đôi.
12. Tảng băng trôi sọc ở Nam Đại dương
Tảng băng ấn tượng này hình thành từ hàng nghìn năm trước, hiện đang trôi nổi quanh Nam cực. Một số đường sọc do lớp băng tan chảy và đông cứng tạo ra. Những đường kẻ khác hình thành do đất và bụi bám vào, khi băng trượt trên sườn dốc.
Tảng băng trôi có sọc với nhiều màu khác nhau bao gồm vàng, nâu, đen và xanh da trời…
13. Hiện tượng “chớp Catatumbo”
Vào buổi tối tại cửa sông Catatumbo, Venezuela, bầu trời thường xuất hiện khoảng 150 – 200 ánh chớp mỗi phút nhưng hầu như không có tiếng sấm đi kèm.
Giới khoa học gọi đây là hiện tượng “chớp Catatumbo” hay “lò sản xuất ozone” lớn nhất thế giới, được hình thành do khí ozone (O3) liên tục được sản sinh do tương tác của tia chớp với oxy trong khí quyển, do sự tiếp xúc của các khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận.
Ước tính hiện tượng này xảy ra khoảng 150 đêm/năm, xuất hiện nhiều nhất khi độ ẩm môi trường lên cao.
14. Sóng trọng lực
Một trong những hiệu ứng nhìn thấy được của sóng trọng lực là mô hình đám mây xen kẽ không gian của không khí ở giữa. Các dòng này luân phiên cho thấy những nơi mà không khí đang tăng lên và những nơi đánh chìm do sóng.
Hiện tượng xảy ra do sự luân chuyển không khí theo chiều thẳng đứng, thường là kết quả của những khối khí trườn xuống từ núi hay trong những cơn bão lớn có sét. Sóng này chỉ sinh ra khi khối không khí bị dồn vào trong một "túi khí" ổn định. Đà di chuyển hướng lên của khối không khí vào túi khí sẽ gây ra thay đổi về khí quyển, làm biến đổi dòng động lực. Sau đó, dòng động lực được thiên nhiên cân bằng lại trong khí quyển, gây ra những dao động có thể thấy bằng mắt thường trong khối mây.
15. Bãi đá tảng Moeraki
Những tảng đá khổng lồ ở Moeraki thường nặng đến vài tấn và có đường kính hơn 2m.
Bãi đá có lịch sử hình thành cách đây 65 triệu năm. Đây là kết quả của quá trình bào mòn và ngưng kết của những lớp bùn cổ đại từ canxi và cacbonat xung quanh các mảnh vụn ở dưới đáy đại dương, hình thành trong trầm tích đáy biển tương tự như sự hình thành ngọc trai.