Thiên thạch 3,2 tỷ năm trước đã tạo nên sự sống phức tạp

Google News

Một thiên thạch khổng lồ có tên S2, rơi xuống Trái Đất cách đây khoảng 3,26 tỷ năm có thể hoạt động như một 'quả bom phân bón khổng lồ', giúp hình thành sự sống phức tạp trên hành tinh này.

Một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất hàng tỷ năm trước có thể đóng vai trò như một 'quả bom phân bón khổng lồ' cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Tảng đá vũ trụ khổng lồ, được gọi là S2, được cho là lớn gấp bốn lần Núi Everest.
Thien thach 3,2 ty nam truoc da tao nen su song phuc tap
Thiên thạch rơi xuống Trái Đất cách đây 3,26 tỷ năm có thể đã làm sôi lớp trên cùng của đại dương. Ảnh: Tạo AI 
 Những tảng đá vũ trụ lớn, như tiểu hành tinh 66 triệu tuổi có tên Chicxulub đã rơi xuống ngoài khơi bán đảo Yucatan khiến khủng long và 60-80 phần trăm các loài động vật bị tuyệt chủng thường gắn liền với sự hủy diệt các dạng sống trên hành tinh. So với Clicxulub, thiên thạch S2 được cho là lớn hơn từ 50-200 lần và gây ra sự hủy diệt lớn hơn nhiều.
 Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhằm tìm hiểu tác động của S2 lên hành tinh của chúng ta cho thấy thiên thạch này có thể có lợi cho sự hình thành sự sống phức tạp trên hành tinh của chúng ta.
Theo nhà địa chất Nadja Drabon của Đại học Harvard, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết "Sự sống không chỉ phục hồi nhanh chóng khi điều kiện trở lại bình thường trong vòng vài năm đến vài thập kỷ, mà thực tế còn phát triển mạnh mẽ".
Thien thach 3,2 ty nam truoc da tao nen su song phuc tap-Hinh-2
 Vụ va chạm đã giúp kiến tạo, thay đổi các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sự sống phức tạp. Ảnh: Tạo AI
 Trong Kỷ nguyên Cổ Thái cổ, Trái Đất là một nơi rất khác biệt và thường xuyên bị bắn phá bởi các thiên thạch lớn khác nhau. Trong những ngày đầu, người ta ước tính rằng một số thiên thạch không gian lớn hơn 10 km đã va chạm với hành tinh này sau mỗi 15 triệu năm. Điều này có nghĩa là ít nhất 16 thiên thạch khổng lồ có thể đã va vào Trái Đất trong Kỷ Thái cổ, kéo dài trong 1,5 tỷ năm.
 Andrew Knoll, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Vào thời điểm đó, Trái đất là một thế giới nước, với sự xuất hiện hạn chế của núi lửa và đá lục địa. Về cơ bản không có khí oxy trong khí quyển và đại dương, và không có tế bào có nhân".
 Ông tiếp tục nói rằng thiên thạch S2 là một loại gọi là chondrite cacbon, một loại đá giàu cacbon cũng chứa phốt pho. Trong khi "tác động của vụ va chạm sẽ nhanh chóng và dữ dội", Drabon cho biết nó đã va vào bề mặt Trái đất với năng lượng lớn đến mức nó bốc hơi ngay lập tức và đẩy đám mây hơi đá và bụi ra khỏi miệng núi lửa, do đó bầu trời có thể chuyển sang màu đen trong vòng vài giờ.
 Và vì vụ va chạm xảy ra ở đại dương, người ta cũng nói rằng nó đã gây ra một cơn sóng thần ảnh hưởng đến mọi nơi trên Trái Đất, phá hủy đáy biển và bờ biển. Và vì năng lượng của vụ va chạm đã chuyển thành nhiệt, bầu khí quyển nóng lên đến mức làm sôi các lớp trên của đại dương.
 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phải mất từ vài năm đến vài thập kỷ để bụi lắng xuống và bầu khí quyển nguội đi đủ để đưa hơi nước thu được từ quá trình sôi của lớp trên cùng của đại dương trở lại.
Mặc dù nó có thể đã giết chết các vi khuẩn sống ở vùng nước nông, thiên thạch được cho là chứa một lượng lớn phốt pho, một trong những chất dinh dưỡng chính mà vi khuẩn sử dụng để lưu trữ và truyền thông tin di truyền. Đối với sóng thần, người ta cho rằng những con sóng lớn đã khiến vùng nước sâu giàu sắt kết hợp với vùng nước nông trên bề mặt, tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Tuệ Minh (Indian Express)

>> xem thêm

Bình luận(0)