Croatia còn sót lại nhiều bãi mìn chưa được tháo gỡ xảy ra chiến tranh Balkan trong những năm 1990. Trong bối cảnh đó, các giáo sư tại ĐH Zagreb đã có ý tưởng cực độc là sử dụng ong mật để trợ giúp con người trong công việc nguy hiểm này.
"Những kết luận cơ bản của chúng tôi cho thấy những con ong có thể phát hiện rõ ràng mùi của TNT. Chúng tôi rất hài lòng về kết quả đã đạt được”, Nikola Kezic, một chuyên gia về hành vi loài ong tại ĐH Zagred cho hay. Ông này cũng chính là người đứng đầu một công trình nghiên cứu trị giá hàng triệu EUR có tên gọi "Tiramisu" do Liên minh châu Âu tài trợ kinh phí với mục đích phát hiện các bãi mìn trên lục địa này.
Các nhà khoa học sắp đặt một số điểm bố trí thức ăn của loài ong lẫn phần nhỏ có chứa thuốc nổ TNT lẫn trong đó ở khu vực xung quanh lều của họ. Họ sử dụng phương pháp huấn luyện những con ong mật phân biệt hai mùi trên để xem chúng làm việc có hiệu quả hay không. Kết quả là chúng lấy chủ yếu lượng đường trong dung dịch trộn lẫn với TNT.
Chuyên gia Kezic cho biết rằng, những mẫu thức ăn có chứa các dấu vết của thuốc nổ TNT đều được trộn với "dung dịch đường như là phần thưởng để chúng có thể tìm thấy thức ăn ở giữa. Bạn có thể huấn luyện một con ong đánh hơi bom dễ dàng nhưng làm điều đó với hàng ngàn con thì là cả vấn đề".
|
Các nhà nghiên cứu Croatia đang huấn luyện ong mật tìm kiếm những quả bom chưa phát nổ ở trong lòng đất thuộc khu vực bãi
mìn Balkan. |
Các quan chức Croatia ước tính rằng, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Balkan vào năm 1991, có khoảng 2.500 người chết vì những vụ nổ mìn. Trong cuộc chiến tranh kéo dài 4 năm, có khoảng 90.000 quả mìn được cài cắm trên khắp nước.
Dijana Plestina, người đứng đầu văn phòng rà phá mìn của chính phủ Croatia cho biết, những bãi mìn nằm trong lòng đất gây trở ngại lớn cho các hoạt động nông nghiệp và du lịch. Trong gần hai thập kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc, những bãi mìn đó lấy đi mạng sống của 316 người.
Tuy nhiên, việc huấn luyện ong mật tìm kiếm vị trí chính xác của bão mìn sẽ cần thêm thời gian. Trước hết, chúng sẽ thực hiện các bài kiểm tra những khu vực có mìn thật đã được đánh dấu trên bản đồ. Thế nhưng việc phát hiện mùi của thuốc nổ gặp một số khó khăn bởi lẽ nó bay hơi rất nhanh và sẽ còn lại rất ít sau thời gian dài nằm sâu trong đất.
Ngoài ong, chuột và chó cũng được sử dụng để phát hiện chất nổ trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài vật đó không giống như những chú ong mật bởi chúng có thể khiến những quả bom phát nổ do trọng lượng cơ thể khá nặng.
"Chúng tôi không nói rằng, những con ong sẽ phát hiện được tất cả mìn nhưng thực tế chỉ ra chúng cần được sử dụng để kiểm tra xem đó có phải là thiết bị gây nổ thực sự hay không. Loài vật này được các nhà khoa học chứng minh rằng, chúng có thể tìm thấy những bãi mìn ở các khu mỏ mà con người không đặt chân vào được. Và chỉ có loài này mới làm được công việc khó khăn tại những nơi đó”, Kezic cho biết.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU