Tôm hùm không thể hiện dấu hiệu lão hóa trong suốt vòng đời của nó. Thực tế, tôm hùm không già đi như hầu hết các loài động vật khác mà nó liên tục lột xác để phát triển. Loài này không chết do “tuổi già” mà thường chết do nguyên nhân tự nhiên. Các nhà khoa học ước tính tuổi của tôm hùm bằng cách đo nồng độ của các thành phần tích tụ trong cơ thể của con vật. Tôm hùm là động vật ăn thịt đồng loại. Sau khi nở, tôm hùm trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Khi còn là tôm hùm nhỏ, loài này ăn động vật phù du, trứng cá và các loại ấu trùng, nhưng về sau các nhà nghiên cứu ghi nhận được sinh vật này ăn thịt cả đồng loại. Năm 2012, các nhà khoa học có thể chứng thực việc tôm hùm ăn thịt ngay cả chính con của nó.Tôm hùm cái có thể lưu trữ tinh trùng sống trong cơ thể đến 2 năm. Khi tôm hùm giao phối, con đực sẽ gửi tinh trùng của nó vào cơ thể con cái, nhưng điều đó không có nghĩa là trứng được thụ tinh ngay lập tức. Con cái sẽ quyết định việc thụ tinh khi nó thấy điều kiện phù hợp. Tôm hùm không thể phát ra tiếng kêu. Một số người không hay biết thường phát hoảng bởi âm thanh phát ra từ bên trong nồi khi nấu tôm hùm. Nhiều người cho rằng âm thanh phát ra trong nồi là tiếng tôm hùm la hét trong đau đớn khi nó chết. Thực tế, tôm hùm không có thanh âm trong cơ thể hay có thể phát ra tiếng ồn, những âm thanh mà người ta nghe thấy có lẽ là tiếng phát ra khi không khí thoát khỏi vỏ tôm. Đặc trưng của tôm hùm là hai chiếc càng có kích thước khác nhau. Chiếc càng lớn hơn có chức năng như máy nghiền, nghiền nát vỏ con mồi của nó. Chiếc càng nhỏ hơn có tác dụng cắt hoặc băm nhỏ thịt con mồi cho vào miệng của tôm hùm. Nếu tôm hùm bị mất móng vuốt hoặc chân, nó sẽ phát triển cái khác khi lột xác. Tôm hùm có 2 dạ dày. Một dạ dày nằm ở phần đầu của tôm hùm, ngay đằng sau đôi mắt của nó, có chứa các tính năng giống như răng, được sử dụng để nghiền nát thức ăn. Khi đồ ăn được nghiền nát, nó sẽ được chuyển vào chiếc dạ dày còn lại.
Tôm hùm bài tiết nước tiểu qua khuôn mặt. Lỗ bài tiết chất thải trên mặt tôm hùm nằm ở đáy của râu thứ hai của nó, đó là một tuyến màu xanh lá cây liên kết với bàng quang. Tôm hùm cũng bài tiết chất thải qua các cơ quan khác như mang và các tuyến tiêu hóa.
Tôm hùm không bao giờ có màu đỏ trước khi bị nấu chín bằng nhiệt. Trong tự nhiên, hầu hết tôm hùm có màu nâu xanh. Cơ thể tôm hùm chỉ chuyển sang màu đỏ khi bị nấu chín, hơi nóng phá vỡ sự liên kết giữa các sắc tố và protein trong vỏ. Tôm hùm từng là thức ăn quen thuộc của người nghèo. Nó là một món ăn cơ bản trong thời Trung Cổ ở châu Âu, và thậm chí được coi như một loại thuốc. Nhưng vài trăm năm trở lại đây, vị thế của tôm hùm có sự thay đổi đáng kể, nó trở thành mặt hàng thực phẩm cao cấp và giờ chỉ là món ăn dành cho người giàu.
Tôm hùm không thể hiện dấu hiệu lão hóa trong suốt vòng đời của nó. Thực tế, tôm hùm không già đi như hầu hết các loài động vật khác mà nó liên tục lột xác để phát triển. Loài này không chết do “tuổi già” mà thường chết do nguyên nhân tự nhiên. Các nhà khoa học ước tính tuổi của tôm hùm bằng cách đo nồng độ của các thành phần tích tụ trong cơ thể của con vật.
Tôm hùm là động vật ăn thịt đồng loại. Sau khi nở, tôm hùm trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Khi còn là tôm hùm nhỏ, loài này ăn động vật phù du, trứng cá và các loại ấu trùng, nhưng về sau các nhà nghiên cứu ghi nhận được sinh vật này ăn thịt cả đồng loại. Năm 2012, các nhà khoa học có thể chứng thực việc tôm hùm ăn thịt ngay cả chính con của nó.
Tôm hùm cái có thể lưu trữ tinh trùng sống trong cơ thể đến 2 năm. Khi tôm hùm giao phối, con đực sẽ gửi tinh trùng của nó vào cơ thể con cái, nhưng điều đó không có nghĩa là trứng được thụ tinh ngay lập tức. Con cái sẽ quyết định việc thụ tinh khi nó thấy điều kiện phù hợp.
Tôm hùm không thể phát ra tiếng kêu. Một số người không hay biết thường phát hoảng bởi âm thanh phát ra từ bên trong nồi khi nấu tôm hùm. Nhiều người cho rằng âm thanh phát ra trong nồi là tiếng tôm hùm la hét trong đau đớn khi nó chết. Thực tế, tôm hùm không có thanh âm trong cơ thể hay có thể phát ra tiếng ồn, những âm thanh mà người ta nghe thấy có lẽ là tiếng phát ra khi không khí thoát khỏi vỏ tôm.
Đặc trưng của tôm hùm là hai chiếc càng có kích thước khác nhau. Chiếc càng lớn hơn có chức năng như máy nghiền, nghiền nát vỏ con mồi của nó. Chiếc càng nhỏ hơn có tác dụng cắt hoặc băm nhỏ thịt con mồi cho vào miệng của tôm hùm. Nếu tôm hùm bị mất móng vuốt hoặc chân, nó sẽ phát triển cái khác khi lột xác.
Tôm hùm có 2 dạ dày. Một dạ dày nằm ở phần đầu của tôm hùm, ngay đằng sau đôi mắt của nó, có chứa các tính năng giống như răng, được sử dụng để nghiền nát thức ăn. Khi đồ ăn được nghiền nát, nó sẽ được chuyển vào chiếc dạ dày còn lại.
Tôm hùm bài tiết nước tiểu qua khuôn mặt. Lỗ bài tiết chất thải trên mặt tôm hùm nằm ở đáy của râu thứ hai của nó, đó là một tuyến màu xanh lá cây liên kết với bàng quang. Tôm hùm cũng bài tiết chất thải qua các cơ quan khác như mang và các tuyến tiêu hóa.
Tôm hùm không bao giờ có màu đỏ trước khi bị nấu chín bằng nhiệt. Trong tự nhiên, hầu hết tôm hùm có màu nâu xanh. Cơ thể tôm hùm chỉ chuyển sang màu đỏ khi bị nấu chín, hơi nóng phá vỡ sự liên kết giữa các sắc tố và protein trong vỏ.
Tôm hùm từng là thức ăn quen thuộc của người nghèo. Nó là một món ăn cơ bản trong thời Trung Cổ ở châu Âu, và thậm chí được coi như một loại thuốc. Nhưng vài trăm năm trở lại đây, vị thế của tôm hùm có sự thay đổi đáng kể, nó trở thành mặt hàng thực phẩm cao cấp và giờ chỉ là món ăn dành cho người giàu.