Cá heo răng thô, hay còn gọi là cá heo răng nhám (Steno bredanensis) được tìm thấy tại khắp các vùng biển nước sâu ấm áp trên thế giới, ở Việt Nam nó xuất hiện tại Vùng biển Khánh Hòa, Ninh Thuận. Cá heo răng thô dài khoảng từ 2-3m, nặng khoảng 90-155kg. Cá heo mõm chai (Tursiops truncatus), thường được biết đến như Cá heo mũi chai, là một loài nổi tiếng trong họ Delphinidae, bộ Cetacea. Loài này phân bố tự nhiên tại các khu vực Vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung và Nam Bộ. Cá mập ăn thịt người, hay còn gọi là cá mập trắng lớn, mũi kim trắng, cái chết trắng (Carcharodon carcharias), là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Loài này có chiều dài 6m, nặng hơn 2 tấn, là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên ở Trường Sa, Khánh Hòa, Bình Thuận, Côn Đảo. Tôm hùm kiếm ba góc, hay còn gọi là tôm hùm ba kiếm (Linuparus trigonus), là loài tôm cỡ lớn, dài trên 45cm, vỏ nhám màu vàng kem, trên mặt lưng các phần cơ thể có màu đỏ gạch. Nó có các đôi chân bò ngắn, hơi dẹp tạo thành gờ trong và ngoài, các đốt ngón dẹp hình tam giác, sống thành đàn ở vùng khơi, độ sâu 30 – 318m. Tôm hùm kiếm ba góc xuất hiện ở ngoài khơi đảo Hoàng Sa và biển Đông Nam Bộ. Ghẹ chữ thập, hay còn gọi là cua thập ác (Charybdis feriatus), là một loài cua cỡ lớn, chiều rộng thân có thể tới 12cm, mai màu nâu đỏ, mặt mai có hình vẽ chữ thập. Trước năm 1975, tuy có phân bố khắp ven biển Việt Nam nhưng chỉ thường gặp ở ven biển miền Trung. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 tới nay do gia tăng đánh bắt nên sản lượng cua chữ thập giảm xuống rõ rệt. Ốc Sứ veru (Calpurnus verrocosus) phân bố tự nhiên ở vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bãi Tiên - Hòn Rùa, Hòn Nội, Hòn Tầm, vịnh Văn Phong (Khánh Hòa). Loài ốc biển này là động vật thân mềm chân bụng, có ngoại hình khá lớn so với các loài ốc khác. Bào ngư vành tai (Haliotis asinina) có vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau. Loài này được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế (Chân Mây), Khánh Hòa (Hòn Nội, Hòn Chà Nà, Hòn Tầm, Hòn Tre), Côn Đảo (Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Cá heo răng thô, hay còn gọi là cá heo răng nhám (Steno bredanensis) được tìm thấy tại khắp các vùng biển nước sâu ấm áp trên thế giới, ở Việt Nam nó xuất hiện tại Vùng biển Khánh Hòa, Ninh Thuận. Cá heo răng thô dài khoảng từ 2-3m, nặng khoảng 90-155kg.
Cá heo mõm chai (Tursiops truncatus), thường được biết đến như Cá heo mũi chai, là một loài nổi tiếng trong họ Delphinidae, bộ Cetacea. Loài này phân bố tự nhiên tại các khu vực Vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung và Nam Bộ.
Cá mập ăn thịt người, hay còn gọi là cá mập trắng lớn, mũi kim trắng, cái chết trắng (Carcharodon carcharias), là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Loài này có chiều dài 6m, nặng hơn 2 tấn, là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên ở Trường Sa, Khánh Hòa, Bình Thuận, Côn Đảo.
Tôm hùm kiếm ba góc, hay còn gọi là tôm hùm ba kiếm (Linuparus trigonus), là loài tôm cỡ lớn, dài trên 45cm, vỏ nhám màu vàng kem, trên mặt lưng các phần cơ thể có màu đỏ gạch. Nó có các đôi chân bò ngắn, hơi dẹp tạo thành gờ trong và ngoài, các đốt ngón dẹp hình tam giác, sống thành đàn ở vùng khơi, độ sâu 30 – 318m. Tôm hùm kiếm ba góc xuất hiện ở ngoài khơi đảo Hoàng Sa và biển Đông Nam Bộ.
Ghẹ chữ thập, hay còn gọi là cua thập ác (Charybdis feriatus), là một loài cua cỡ lớn, chiều rộng thân có thể tới 12cm, mai màu nâu đỏ, mặt mai có hình vẽ chữ thập. Trước năm 1975, tuy có phân bố khắp ven biển Việt Nam nhưng chỉ thường gặp ở ven biển miền Trung. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 tới nay do gia tăng đánh bắt nên sản lượng cua chữ thập giảm xuống rõ rệt.
Ốc Sứ veru (Calpurnus verrocosus) phân bố tự nhiên ở vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bãi Tiên - Hòn Rùa, Hòn Nội, Hòn Tầm, vịnh Văn Phong (Khánh Hòa). Loài ốc biển này là động vật thân mềm chân bụng, có ngoại hình khá lớn so với các loài ốc khác.
Bào ngư vành tai (Haliotis asinina) có vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau. Loài này được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế (Chân Mây), Khánh Hòa (Hòn Nội, Hòn Chà Nà, Hòn Tầm, Hòn Tre), Côn Đảo (Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).