Bọ gấu nước. Bọ gấu nước có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất và một trong số đó là việc chúng có thể thích nghi với tia phóng xạ trong vũ trụ. Loài động vật nhỏ bé chỉ dài 1,55mm này còn có thể tồn tại tốt trước bức xạ Mặt trời hay bức xạ tia gama ở mức cao, gấp trăm lần giới hạn đủ giết chết một người. Thậm chí nó có thể hồi sinh sau 10 năm mà không ăn uống gì. Bọ cạp. Nhiều nhà khoa học cho rằng bọ cạp có thể chịu phóng xạ hạt nhân do chúng không chịu tác động từ tia bức xạ tử ngoại. Gián. Ít ai ngờ rằng loài côn trùng nhỏ bé thường xuất hiện bất thình lình trong tủ quần áo lại có khả năng chịu đựng phóng xạ. Chính tốc độ tăng trưởng chậm, các tế bào trong cơ thể chúng tái sinh 48 tiếng một lần đã giúp hạ thấp nguy cơ đột biến ở loài gián. Ruồi giấm. Ruồi giấm có kích thước cơ thể nhỏ bé nên bề mặt hấp thụ phóng xạ cũng nhỏ hơn. Loài côn trùng nguy hiểm này thể chịu khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ. Ong bắp cày ký sinh. Nếu như ruồi giấm có thể chịu đựng khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ thì ong bắp cày ký sinh có thể chịu đựng tới 180.000 đơn vị phóng xạ. Chính vì thế, loài vật này được xem là là một trong những sinh vật có sức sống bền bỉ nhất thế giới.Cá mummichog. Cá mummichog có thể tái tạo các bộ phận cơ thể nên chúng có thể sống ở mọi môi trường bất kể ô nhiễm, nóng, lạnh hay chứa đầy hóa chất. Lingulata. Con Lingulata thuộc họ chân bụng thân mềm hai mảnh vỏ, giống như con sò, sống trên mặt đất. Loài vật nhỏ bé này có sức sống vô cùng mãnh liệt. Khi có thảm họa xảy ra, chúng tự chôn mình rồi chờ cơ hội phát triển sau khi mọi thứ qua đi. Động vật đơn bào. Động vật đơn bào là sinh vật sống đơn giản nhất vì chúng chỉ là một tế bào nhưng lại có khả năng chống lại phóng xạ rất tốt. Đặc biệt, khi gặp điều kiện bất lợi, cơ thể của chúng sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông. Vi khuẩn Conan. Vi khuẩn Conan có tên khoa học là Deinococcus radiodurans. Khi ở trong điều kiện lạnh giá như trên sao Hỏa, loài vi khuẩn này có thể chịu đựng lượng phóng xạ gấp bốn lần so với ở nhiệt độ trong phòng bình thường.
Bọ gấu nước. Bọ gấu nước có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất và một trong số đó là việc chúng có thể thích nghi với tia phóng xạ trong vũ trụ. Loài động vật nhỏ bé chỉ dài 1,55mm này còn có thể tồn tại tốt trước bức xạ Mặt trời hay bức xạ tia gama ở mức cao, gấp trăm lần giới hạn đủ giết chết một người. Thậm chí nó có thể hồi sinh sau 10 năm mà không ăn uống gì.
Bọ cạp. Nhiều nhà khoa học cho rằng bọ cạp có thể chịu phóng xạ hạt nhân do chúng không chịu tác động từ tia bức xạ tử ngoại.
Gián. Ít ai ngờ rằng loài côn trùng nhỏ bé thường xuất hiện bất thình lình trong tủ quần áo lại có khả năng chịu đựng phóng xạ. Chính tốc độ tăng trưởng chậm, các tế bào trong cơ thể chúng tái sinh 48 tiếng một lần đã giúp hạ thấp nguy cơ đột biến ở loài gián.
Ruồi giấm. Ruồi giấm có kích thước cơ thể nhỏ bé nên bề mặt hấp thụ phóng xạ cũng nhỏ hơn. Loài côn trùng nguy hiểm này thể chịu khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ.
Ong bắp cày ký sinh. Nếu như ruồi giấm có thể chịu đựng khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ thì ong bắp cày ký sinh có thể chịu đựng tới 180.000 đơn vị phóng xạ. Chính vì thế, loài vật này được xem là là một trong những sinh vật có sức sống bền bỉ nhất thế giới.
Cá mummichog. Cá mummichog có thể tái tạo các bộ phận cơ thể nên chúng có thể sống ở mọi môi trường bất kể ô nhiễm, nóng, lạnh hay chứa đầy hóa chất.
Lingulata. Con Lingulata thuộc họ chân bụng thân mềm hai mảnh vỏ, giống như con sò, sống trên mặt đất. Loài vật nhỏ bé này có sức sống vô cùng mãnh liệt. Khi có thảm họa xảy ra, chúng tự chôn mình rồi chờ cơ hội phát triển sau khi mọi thứ qua đi.
Động vật đơn bào. Động vật đơn bào là sinh vật sống đơn giản nhất vì chúng chỉ là một tế bào nhưng lại có khả năng chống lại phóng xạ rất tốt. Đặc biệt, khi gặp điều kiện bất lợi, cơ thể của chúng sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông.
Vi khuẩn Conan. Vi khuẩn Conan có tên khoa học là Deinococcus radiodurans. Khi ở trong điều kiện lạnh giá như trên sao Hỏa, loài vi khuẩn này có thể chịu đựng lượng phóng xạ gấp bốn lần so với ở nhiệt độ trong phòng bình thường.