Tê tê. Tê tê không có răng và thức ăn của chúng là kiến và mối nên không cần phải nhai. Quá trình tiêu hóa thức ăn được trợ giúp bởi những viên sỏi và những viên đá nhỏ mà tê tê nuốt vào bụng. Mặc dù không có răng nhưng bù lại, tê tê có chiếc lười dài (40cm) rất dính để bắt mồi.
Thú ăn kiến. Loài thú ăn kiến không có răng và chúng sử dụng chiếc lưỡi dài dính của mình để bắt mồi. Thức ăn của nó là kiến và mối, được nghiền nát bằng các mấu sừng trong miện và dạ dày. Thú mỏ vịt. Thú mỏ vịt có ngoại hình là sự tổng hợp của nhiều động vật khác: mõm như mỏ vịt, đuôi như con hải ly, đẻ trứng và di chuyển như lớp bò sát, cho con bú sữa như lớp thú.Một đặc điểm thú vị khác của thú mỏ vịt là chúng không có răng. Chúng nghiền nát thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ. Thú lông nhím Australia. Giống như thú mỏ vịt, thú lông nhím Australia cũng là động vật đơn huyệt. Cả cơ thể của nó được bao phủ bởi lông mao và gai nhọn, đầu nhỏ, mỏ hẹp và miệng không có răng. Thức căn chủ yếu của chúng là kiến, được bắt bằng chiếc lưỡi dính tương tự thú ăn kiến. Rùa. Cũng nằm trong danh sách những động vật “móm” trong giới tự nhiên là rùa. Loài động vật này không có hàm răng nhưng hàm trên và hàm dưới có một lớp cứng giống mỏ chim, lớp cứng đó thay thế cho răng để ghiền nát thức ăn. Ếch. Êch không có răng. Chúng nuốt cả con mồi, thường lànhững con vật nhỏ như côn trùng. Đây là loài động vật quen thuộc trong đời sống, thậm chí thịt ếch còn được sử dụng để chế biến làm món ăn trong bữa cơm gia đình. Chim. Theo một nghiên cứu khoa học, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Còn các loài chim có răng nhỏ và ăn thịt thì đều đã bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, loài chim có chiếc mề khỏe, có chứa cả những viên sỏi nhỏ và cát nên thức ăn vào đây sẽ được các hạt sỏi nghiền nát trước khi được đưa vào phần mề trước để tiêu hóa. Do đó mà loài chim không cần đến bộ răng nữa.
Tê tê. Tê tê không có răng và thức ăn của chúng là kiến và mối nên không cần phải nhai. Quá trình tiêu hóa thức ăn được trợ giúp bởi những viên sỏi và những viên đá nhỏ mà tê tê nuốt vào bụng. Mặc dù không có răng nhưng bù lại, tê tê có chiếc lười dài (40cm) rất dính để bắt mồi.
Thú ăn kiến. Loài thú ăn kiến không có răng và chúng sử dụng chiếc lưỡi dài dính của mình để bắt mồi. Thức ăn của nó là kiến và mối, được nghiền nát bằng các mấu sừng trong miện và dạ dày.
Thú mỏ vịt. Thú mỏ vịt có ngoại hình là sự tổng hợp của nhiều động vật khác: mõm như mỏ vịt, đuôi như con hải ly, đẻ trứng và di chuyển như lớp bò sát, cho con bú sữa như lớp thú.Một đặc điểm thú vị khác của thú mỏ vịt là chúng không có răng. Chúng nghiền nát thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ.
Thú lông nhím Australia. Giống như thú mỏ vịt, thú lông nhím Australia cũng là động vật đơn huyệt. Cả cơ thể của nó được bao phủ bởi lông mao và gai nhọn, đầu nhỏ, mỏ hẹp và miệng không có răng. Thức căn chủ yếu của chúng là kiến, được bắt bằng chiếc lưỡi dính tương tự thú ăn kiến.
Rùa. Cũng nằm trong danh sách những động vật “móm” trong giới tự nhiên là rùa. Loài động vật này không có hàm răng nhưng hàm trên và hàm dưới có một lớp cứng giống mỏ chim, lớp cứng đó thay thế cho răng để ghiền nát thức ăn.
Ếch. Êch không có răng. Chúng nuốt cả con mồi, thường lànhững con vật nhỏ như côn trùng. Đây là loài động vật quen thuộc trong đời sống, thậm chí thịt ếch còn được sử dụng để chế biến làm món ăn trong bữa cơm gia đình.
Chim. Theo một nghiên cứu khoa học, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Còn các loài chim có răng nhỏ và ăn thịt thì đều đã bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, loài chim có chiếc mề khỏe, có chứa cả những viên sỏi nhỏ và cát nên thức ăn vào đây sẽ được các hạt sỏi nghiền nát trước khi được đưa vào phần mề trước để tiêu hóa. Do đó mà loài chim không cần đến bộ răng nữa.