Thông tin phát hiện ra cá thể rùa Hồ Gươm mới ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội gây chấn động dư luận. Như vậy Việt Nam đang có 2 trong số 4 cá thể loài này được biết đến trên thế giới. Cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5/2017. Các nhà khoa học gặp khó khăn khi định dạng loài rùa trong bức ảnh, nhưng Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã cùng các nhà khoa học Mỹ ứng dụng kỹ thuật gene môi trường (eDNA) trong tìm kiếm cá thể cùng loài với rùa nguy cấp, cuối cùng, khẳng định cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh cùng giống với rùa Hồ Gươm.Trước đó, các nhà khoa học chỉ biết còn một con giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) hay còn gọi là rùa Hồ Gươm - loài quý hiếm nhất thế giới, sống ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội).Rùa Hồ Gươm hay Cụ Rùa Hồ Gươm, rùa Hoàn Kiếm đã qua đời ngày 19/1/2016. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010.Rùa Hồ Gươm là một trong 5 loài rùa mai mềm của Việt Nam, với đặc điểm như mũi ngắn, không có nếp gấp tạo thành đáp sần ở phía cổ như ba ba gai hay nốt sần dọc rùa phía trước của mai như ba ba Nam Bộ.Ngoài rùa Hồ Gươm và các cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm, Việt Nam còn nhiều loài rùa quý hiếm, nhưng cũng đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng cao. Cụ thể, như rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài đặc hữu, chỉ có ở Việt Nam, thường sống ở suối và đầm lầy. Con rùa Trung Bộ này được nuôi tại Trung tâm bảo tồn rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương.Rùa hộp trán vàng miền Bắc, có tên khoa học là Cuora galbinifrons nằm trong danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới. Theo Sinh vật rừng Việt Nam, loài này phân bố ở miền Bắc từ Huế trở ra. Màu sắc mai khác nhau giữa cá thể cùng loài. Mai rùa gồ cao với các vệt màu đen, phần xung quanh thường sáng hơn ở giữa, yếm có màu đen.Rùa hộp trán vàng miền Trung Cuora bourreti, là loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, phân bố từ Khánh Hòa đến Thừa Thiên Huế.Rùa hộp trán vàng miền Nam Cuora picturata mới được tìm thấy tại khu rừng ở độ cao trung bình tại Phú Yên và Khánh Hòa. Chúng có mai ngắn, màu sắc đầu và đốm đen khác nhau giữa các cá thể cùng loài.Rùa Sa nhân Cuora mouhotii, có màu nâu nhạt đến vàng nhạt, màu đen hoặc xám, mắt rùa đỏ. Yếm rùa màu vàng có vệt màu đen ở rìa xen lẫn với các vạch tối màu.Rùa đầu to Platysternon megacephalum, đầu không thụt được vào mai. Mỏ rùa to như mỏ chim vẹt, mai màu xám. Chúng sống ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai. Tất cả loài rùa ở Việt Nam đều đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt bừa bãi. Mời quý vị xem video: Cận cảnh thả cụ rùa
Thông tin phát hiện ra cá thể rùa Hồ Gươm mới ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội gây chấn động dư luận. Như vậy Việt Nam đang có 2 trong số 4 cá thể loài này được biết đến trên thế giới. Cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5/2017. Các nhà khoa học gặp khó khăn khi định dạng loài rùa trong bức ảnh, nhưng Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã cùng các nhà khoa học Mỹ ứng dụng kỹ thuật gene môi trường (eDNA) trong tìm kiếm cá thể cùng loài với rùa nguy cấp, cuối cùng, khẳng định cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh cùng giống với rùa Hồ Gươm.
Trước đó, các nhà khoa học chỉ biết còn một con giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) hay còn gọi là rùa Hồ Gươm - loài quý hiếm nhất thế giới, sống ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội).
Rùa Hồ Gươm hay Cụ Rùa Hồ Gươm, rùa Hoàn Kiếm đã qua đời ngày 19/1/2016. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010.
Rùa Hồ Gươm là một trong 5 loài rùa mai mềm của Việt Nam, với đặc điểm như mũi ngắn, không có nếp gấp tạo thành đáp sần ở phía cổ như ba ba gai hay nốt sần dọc rùa phía trước của mai như ba ba Nam Bộ.
Ngoài rùa Hồ Gươm và các cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm, Việt Nam còn nhiều loài rùa quý hiếm, nhưng cũng đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng cao. Cụ thể, như rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài đặc hữu, chỉ có ở Việt Nam, thường sống ở suối và đầm lầy. Con rùa Trung Bộ này được nuôi tại Trung tâm bảo tồn rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương.
Rùa hộp trán vàng miền Bắc, có tên khoa học là Cuora galbinifrons nằm trong danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới. Theo Sinh vật rừng Việt Nam, loài này phân bố ở miền Bắc từ Huế trở ra. Màu sắc mai khác nhau giữa cá thể cùng loài. Mai rùa gồ cao với các vệt màu đen, phần xung quanh thường sáng hơn ở giữa, yếm có màu đen.
Rùa hộp trán vàng miền Trung Cuora bourreti, là loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, phân bố từ Khánh Hòa đến Thừa Thiên Huế.
Rùa hộp trán vàng miền Nam Cuora picturata mới được tìm thấy tại khu rừng ở độ cao trung bình tại Phú Yên và Khánh Hòa. Chúng có mai ngắn, màu sắc đầu và đốm đen khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
Rùa Sa nhân Cuora mouhotii, có màu nâu nhạt đến vàng nhạt, màu đen hoặc xám, mắt rùa đỏ. Yếm rùa màu vàng có vệt màu đen ở rìa xen lẫn với các vạch tối màu.
Rùa đầu to Platysternon megacephalum, đầu không thụt được vào mai. Mỏ rùa to như mỏ chim vẹt, mai màu xám. Chúng sống ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai. Tất cả loài rùa ở Việt Nam đều đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt bừa bãi.
Mời quý vị xem video: Cận cảnh thả cụ rùa