Cụ Rùa hay rùa Hồ Gươm chết vào ngày 19/1 vừa qua gây xôn xao dư luận cũng như để lại nhiều tiếc thương cho người dân thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ lâu, Cụ Rùa Hồ Gươm đã là một biểu tượng sống trong lòng người dân Hà nội và cả nước.Theo các nhà khoa học, Cụ Rùa đã sống khoảng hơn 100 năm. Lần cuối nổi lên là vào 21/12/2015. Vào thời điểm này cụ xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt. Vào năm 2011, rùa Hồ Gươm đã từng được tiến hành cân đo. Với cân nặng 169kg, chiều dài mai là 1,3m. Cũng trong năm này, rùa Hồ Gươm được chữa trị trong ba tháng.Cũng theo một số nhà khoa học hàng đầu thế giới và trong nước nghiên cứu về rùa, rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa Rafetus swinhoei hay còn gọi là rùa mai mềm Thượng Hải. Đây là loài rùa cực hiếm, có thể là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới. Hiện trên thế giới chỉ còn 4 cá thể của loài này trong đó có hai cá thể ở Tây Viên tự, Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở Đồng Mô, Hà Tây cũ, Việt Nam và một cá thể chính là rùa Hồ Gươm vừa qua đời.Trong ảnh là cá thể rùa được cho là họ hàng gần của rùa Hồ Gươm là rùa Đồng Mô. Con rùa này có chiều dài 0,9m, ngang 0,7m, cân nặng 80-90kg, có đốm màu rằn ri trên đầu, mép màu vàng, mai màu trắng xanh.Hiện đang có đề nghị đưa rùa Đồng Mô về sống trong Hồ Gươm thay thế cho Cụ Rùa vừa tạ thế. Đây là đề nghị của GS Nguyễn Lân Dũng, ông cho rằng cho rằng loài vật này đã trở thành biểu tượng sống của Hồ Gươm hàng trăm năm qua. Hơn nữa, cá thể rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.Việc họ hàng của Cụ Rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô có được đưa về Hồ Gươm, tiếp nối sứ mệnh trở thành biểu tượng sống của thủ đô Hà nội hay không vẫn là một vấn đề lớn, chưa có thông tin chính thức.Trong ảnh là một trong hai cá thể rùa được cho là cùng loài với rùa Hồ Gươm ở Tây Viên tự, Tô Châu, Trung Quốc.Loài rùa mai mềm khổng lồ này có thể đã từng sinh sống tại khu vực sông Dương Tử và Thái Hồ, tại khu vực ranh giới các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, Cá Cựu tại tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc và sông Hồng ở miền bắc Việt Nam.Vì là loài rùa cực hiếm, chính quyền Trung Quốc đang rất cố gắng trong việc bảo tồn loài rùa này trong điều kiện nuôi nhốt cũng như tập trung tìm kiếm các cá thể còn sống hoang dã.Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều cố gắng để cải thiện các điều kiện phối giống tại vườn thú Tô Châu và Tây Viên tự.
Cụ Rùa hay rùa Hồ Gươm chết vào ngày 19/1 vừa qua gây xôn xao dư luận cũng như để lại nhiều tiếc thương cho người dân thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ lâu, Cụ Rùa Hồ Gươm đã là một biểu tượng sống trong lòng người dân Hà nội và cả nước.
Theo các nhà khoa học, Cụ Rùa đã sống khoảng hơn 100 năm. Lần cuối nổi lên là vào 21/12/2015. Vào thời điểm này cụ xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt. Vào năm 2011, rùa Hồ Gươm đã từng được tiến hành cân đo. Với cân nặng 169kg, chiều dài mai là 1,3m. Cũng trong năm này, rùa Hồ Gươm được chữa trị trong ba tháng.
Cũng theo một số nhà khoa học hàng đầu thế giới và trong nước nghiên cứu về rùa, rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa Rafetus swinhoei hay còn gọi là rùa mai mềm Thượng Hải. Đây là loài rùa cực hiếm, có thể là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới. Hiện trên thế giới chỉ còn 4 cá thể của loài này trong đó có hai cá thể ở Tây Viên tự, Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở Đồng Mô, Hà Tây cũ, Việt Nam và một cá thể chính là rùa Hồ Gươm vừa qua đời.
Trong ảnh là cá thể rùa được cho là họ hàng gần của rùa Hồ Gươm là rùa Đồng Mô. Con rùa này có chiều dài 0,9m, ngang 0,7m, cân nặng 80-90kg, có đốm màu rằn ri trên đầu, mép màu vàng, mai màu trắng xanh.
Hiện đang có đề nghị đưa rùa Đồng Mô về sống trong Hồ Gươm thay thế cho Cụ Rùa vừa tạ thế. Đây là đề nghị của GS Nguyễn Lân Dũng, ông cho rằng cho rằng loài vật này đã trở thành biểu tượng sống của Hồ Gươm hàng trăm năm qua. Hơn nữa, cá thể rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.
Việc họ hàng của Cụ Rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô có được đưa về Hồ Gươm, tiếp nối sứ mệnh trở thành biểu tượng sống của thủ đô Hà nội hay không vẫn là một vấn đề lớn, chưa có thông tin chính thức.
Trong ảnh là một trong hai cá thể rùa được cho là cùng loài với rùa Hồ Gươm ở Tây Viên tự, Tô Châu, Trung Quốc.
Loài rùa mai mềm khổng lồ này có thể đã từng sinh sống tại khu vực sông Dương Tử và Thái Hồ, tại khu vực ranh giới các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, Cá Cựu tại tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc và sông Hồng ở miền bắc Việt Nam.
Vì là loài rùa cực hiếm, chính quyền Trung Quốc đang rất cố gắng trong việc bảo tồn loài rùa này trong điều kiện nuôi nhốt cũng như tập trung tìm kiếm các cá thể còn sống hoang dã.
Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều cố gắng để cải thiện các điều kiện phối giống tại vườn thú Tô Châu và Tây Viên tự.