Mới đây, Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) khẳng định đã tìm thấy thêm một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội). Cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5/2017, khi đó, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn khi định dạng loài rùa trong bức ảnh. Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Trọng/ATPPhát hiện này đã nâng số lượng cá thể rùa này trên thế giới lên 4 con, tăng cơ hội ghép giống nhằm bảo tồn loài rùa quý hiếm. Trong hình là ảnh chụp rùa Hồ Gươm ( Rafetus swinhoei) được giải cứu sau vụ vỡ đập Đồng Mô, Hà Nội vào năm 2008. Ảnh: Timothy McCormack/ATP.Loài Giải Sin-hoe còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, rùa mai mềm Thượng Hải, giải Thượng Hải, hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử, có tên khoa học là Rafetus swinhoei, là một loài rùa mai mềm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Tháng 1/2016, “cụ” rùa khổng lồ, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng sống tại hồ, với tuổi thọ ước tính hơn 100 tuổi đã ra đi.Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới, được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới.Rafetus swinhoei có đầu dài với phần miệng giống như mõm lợn. Kích thước của nó có thể dài trên 100 cm, rộng trên 70 cm và cân nặng khoảng 120–140 kg. Chúng có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.Mai của chúng có thể dài và rộng trên 50 cm. Đầu dài trên 20 cm và rộng trên 10 cm. Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.Con đực nói chung nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi to và dài hơn.Mỗi cá thể cái có thể đẻ từ 60 tới trên 100 trứng. Chúng làm tổ về đêm hay về buổi sáng. Mời quý vị xem video: Khi động vật vui nhộn
Mới đây, Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) khẳng định đã tìm thấy thêm một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội). Cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5/2017, khi đó, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn khi định dạng loài rùa trong bức ảnh. Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Trọng/ATP
Phát hiện này đã nâng số lượng cá thể rùa này trên thế giới lên 4 con, tăng cơ hội ghép giống nhằm bảo tồn loài rùa quý hiếm. Trong hình là ảnh chụp rùa Hồ Gươm ( Rafetus swinhoei) được giải cứu sau vụ vỡ đập Đồng Mô, Hà Nội vào năm 2008. Ảnh: Timothy McCormack/ATP.
Loài Giải Sin-hoe còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, rùa mai mềm Thượng Hải, giải Thượng Hải, hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử, có tên khoa học là Rafetus swinhoei, là một loài rùa mai mềm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Tháng 1/2016, “cụ” rùa khổng lồ, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng sống tại hồ, với tuổi thọ ước tính hơn 100 tuổi đã ra đi.
Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới, được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới.
Rafetus swinhoei có đầu dài với phần miệng giống như mõm lợn. Kích thước của nó có thể dài trên 100 cm, rộng trên 70 cm và cân nặng khoảng 120–140 kg. Chúng có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Mai của chúng có thể dài và rộng trên 50 cm. Đầu dài trên 20 cm và rộng trên 10 cm. Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.
Con đực nói chung nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi to và dài hơn.Mỗi cá thể cái có thể đẻ từ 60 tới trên 100 trứng. Chúng làm tổ về đêm hay về buổi sáng.
Mời quý vị xem video: Khi động vật vui nhộn