Loài lợn hươu buru (tên khoa học: Babyrousababyrussa) có nguồn gốc ở vùng biển Celebes và các đảo xung quanh của Indonesia.Nơi sinh sống chủ yếu của chúng chính là quần đảo Buru của Indonesia nên được gắn luôn vào tên của loài lợn rừng này.Lợn huơu có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngụy trang của chúng.Lợn hươu được biết đến nhờ bộ răng nanh vô cùng kỳ dị: cả hai cặp răng nanh trên và dưới đều khá lớn, cong ngược và uốn về phía sau rồi sau đó uốn ngược trở lại phía trước.Lợn hươu buru có thân hình tròn trịa, mõm hơi nhọn, đôi chân tương đối dài và mảnh khảnh. Con đực thường lớn hơn con cái.Hai chiếc nanh trên sống mũi của lợn huơu còn được coi là ngà. Loài lợn hươu khá lớn. Con trưởng thành nặng tới 250kg, thậm chí 300kg.Điều thú vị là loài lợn này có tới 3 dạ dày. Vậy nên, chúng còn được biết đến là loài thú nhai lại.Lợn cái có hai bộ nanh ngắn hơn. Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ 2 con.Loài lợn hươu ăn khá tạp. Chúng thích lá, rễ, hoa quả và kể cả động vật. Bộ hàm mạnh mẽ của lợn hươu có dễ dàng cắn vỡ cả các hạt cứng.Lợn hươu đực thích sống đơn độc, tuy nhiên, lợn hươu cái thì lại thích bầy đàn. Trong tự nhiên, một đàn lợn hươu cái có thể lên đến gần 100 con.Đây cũng là loài lợn rừng có tuổi thọ khá cao trong các loài lợn rừng: có cá thể lợn hươu buru đã sống tới 24 năm.Lợn hươu buru cũng là loài lợn ngủ nhiều nhất, chiếm tới 2/3 ngày. Quần thể hoang dã ước tính khoảng 4.000 cá thể, trải rộng trên một số hòn đảo. Hiện chúng đang ở trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm bởi mất môi trường sống và sự săn bắt khốc liệt của con người.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Loài lợn hươu buru (tên khoa học: Babyrousababyrussa) có nguồn gốc ở vùng biển Celebes và các đảo xung quanh của Indonesia.
Nơi sinh sống chủ yếu của chúng chính là quần đảo Buru của Indonesia nên được gắn luôn vào tên của loài lợn rừng này.
Lợn huơu có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngụy trang của chúng.
Lợn hươu được biết đến nhờ bộ răng nanh vô cùng kỳ dị: cả hai cặp răng nanh trên và dưới đều khá lớn, cong ngược và uốn về phía sau rồi sau đó uốn ngược trở lại phía trước.
Lợn hươu buru có thân hình tròn trịa, mõm hơi nhọn, đôi chân tương đối dài và mảnh khảnh. Con đực thường lớn hơn con cái.
Hai chiếc nanh trên sống mũi của lợn huơu còn được coi là ngà. Loài lợn hươu khá lớn. Con trưởng thành nặng tới 250kg, thậm chí 300kg.
Điều thú vị là loài lợn này có tới 3 dạ dày. Vậy nên, chúng còn được biết đến là loài thú nhai lại.
Lợn cái có hai bộ nanh ngắn hơn. Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ 2 con.
Loài lợn hươu ăn khá tạp. Chúng thích lá, rễ, hoa quả và kể cả động vật. Bộ hàm mạnh mẽ của lợn hươu có dễ dàng cắn vỡ cả các hạt cứng.
Lợn hươu đực thích sống đơn độc, tuy nhiên, lợn hươu cái thì lại thích bầy đàn. Trong tự nhiên, một đàn lợn hươu cái có thể lên đến gần 100 con.
Đây cũng là loài lợn rừng có tuổi thọ khá cao trong các loài lợn rừng: có cá thể lợn hươu buru đã sống tới 24 năm.
Lợn hươu buru cũng là loài lợn ngủ nhiều nhất, chiếm tới 2/3 ngày. Quần thể hoang dã ước tính khoảng 4.000 cá thể, trải rộng trên một số hòn đảo. Hiện chúng đang ở trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm bởi mất môi trường sống và sự săn bắt khốc liệt của con người.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News