Nhiếp ảnh gia người Ý Paolo Torchio chờ đợi suốt bốn ngày quanh con sông Maasai Mara, Kenya, Nam Phi với mong muốn chụp được khoảnh khắc đàn linh dương đầu bò vượt sông phải đối mặt với những con cá sấu khổng lồ đói bụng.Tuy nhiên khoảnh khắc đó chưa tới, Paolo đã có cơ hội chụp lại được những cảnh tượng cực kỳ thú vị khi một con báo gấm cơ hội tung chiêu săn mồi cực kỳ hiệu quả.Báo đốm cũng giống như nhiếp ảnh gia Paolo, đã phục kích và chờ đợi nhiều giờ đồng hồ tới thời khắc đàn linh dương đầu bò vượt sông. Tuy nhiên mục đích của con báo gấm không phải chỉ để ngắm, nó cũng đói bụng không thua những con cá sấu, lần này đối tượng săn của nó là những con linh dương đầu bò non kinh nghiệm.Ngay khi phát hiện có linh dương đầu bò sơ sẩy, con báo đốm từ trong chỗ ẩn nấp tung mình vọt ra, nhắm thẳng con mồi và tấn công dữ dội.Lần tấn công này của nó đã kinh động đến những con linh dương đầu bò và khiến chúng chạy toán loạn. Tuy nhiên, báo gấm như đã dự đoán trước tình hình, ánh mắt của nó vẫn khóa chặt lấy con mồi đã định.Không vội vã để tránh hỏng việc, báo đốm tiếp tục chiêu án binh bất động và đợi tóm bằng được con mồi của mình.Cuối cùng, khi thời cơ chín muồi, nó lao ra cắn một nhát chí mạng vào cổ của con linh dương đầu bò tội nghiệp.Mặc dù linh dương đầu bò ra sức vùng vẫy nhưng báo đốm vẫn không hề buông tha, những chiếc răng sắc nhọn của nó cắm ngập sâu trong thịt linh dương, cắn đứt dây khí quản của con mồi một cách nhanh nhất.Linh dương đầu bò bị cắn đứt họng, dần dần chấp nhận số phận, chịu chết dưới móng vuốt tử thần của báo đốm.Hằng năm, luôn có hàng ngàn con linh dương đầu bò bỏ mạng khi di cư vượt sông Maasai Mara nhưng chúng thường an toàn cho đến khi xuống nước. Lần này, khi chưa kịp chạm chân đến mặt sông, linh dương đầu bò đã phải đối mặt với sự tấn công dữ dội của báo đốm, thực sự là một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy.Nhiếp ảnh gia Paolo Torchio, sinh ra ở Turin, Italy nhưng đã sống ở Nairobi, Kenya tới nay được 25 năm. Trong suốt quá trình sinh sống và làm việc tại đây, Paolo đóng góp vai trò tích cực trong việc bảo tồn động vật hoang dã tại nước này.
Nhiếp ảnh gia người Ý Paolo Torchio chờ đợi suốt bốn ngày quanh con sông Maasai Mara, Kenya, Nam Phi với mong muốn chụp được khoảnh khắc đàn linh dương đầu bò vượt sông phải đối mặt với những con cá sấu khổng lồ đói bụng.
Tuy nhiên khoảnh khắc đó chưa tới, Paolo đã có cơ hội chụp lại được những cảnh tượng cực kỳ thú vị khi một con báo gấm cơ hội tung chiêu săn mồi cực kỳ hiệu quả.
Báo đốm cũng giống như nhiếp ảnh gia Paolo, đã phục kích và chờ đợi nhiều giờ đồng hồ tới thời khắc đàn linh dương đầu bò vượt sông. Tuy nhiên mục đích của con báo gấm không phải chỉ để ngắm, nó cũng đói bụng không thua những con cá sấu, lần này đối tượng săn của nó là những con linh dương đầu bò non kinh nghiệm.
Ngay khi phát hiện có linh dương đầu bò sơ sẩy, con báo đốm từ trong chỗ ẩn nấp tung mình vọt ra, nhắm thẳng con mồi và tấn công dữ dội.
Lần tấn công này của nó đã kinh động đến những con linh dương đầu bò và khiến chúng chạy toán loạn. Tuy nhiên, báo gấm như đã dự đoán trước tình hình, ánh mắt của nó vẫn khóa chặt lấy con mồi đã định.
Không vội vã để tránh hỏng việc, báo đốm tiếp tục chiêu án binh bất động và đợi tóm bằng được con mồi của mình.
Cuối cùng, khi thời cơ chín muồi, nó lao ra cắn một nhát chí mạng vào cổ của con linh dương đầu bò tội nghiệp.
Mặc dù linh dương đầu bò ra sức vùng vẫy nhưng báo đốm vẫn không hề buông tha, những chiếc răng sắc nhọn của nó cắm ngập sâu trong thịt linh dương, cắn đứt dây khí quản của con mồi một cách nhanh nhất.
Linh dương đầu bò bị cắn đứt họng, dần dần chấp nhận số phận, chịu chết dưới móng vuốt tử thần của báo đốm.
Hằng năm, luôn có hàng ngàn con linh dương đầu bò bỏ mạng khi di cư vượt sông Maasai Mara nhưng chúng thường an toàn cho đến khi xuống nước. Lần này, khi chưa kịp chạm chân đến mặt sông, linh dương đầu bò đã phải đối mặt với sự tấn công dữ dội của báo đốm, thực sự là một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy.
Nhiếp ảnh gia Paolo Torchio, sinh ra ở Turin, Italy nhưng đã sống ở Nairobi, Kenya tới nay được 25 năm. Trong suốt quá trình sinh sống và làm việc tại đây, Paolo đóng góp vai trò tích cực trong việc bảo tồn động vật hoang dã tại nước này.