Đối với những người bị mắc hội chứng Misophonia - hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc, thì những âm thanh bình thường như nhai nhóp nhép, tiếng đánh máy, tiếng bấm bút bi... đều sẽ trở thành cực hình.Hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc được mô tả là phản ứng cảm xúc hay sinh lý mạnh mẽ của một người khi nghe phải những âm thanh khó chịu, thường do con người tạo ra.Hội chứng Misophonia đặc biệt dễ bị kích hoạt bởi các âm thanh lặp đi lặp lại đều đều. Có tới 60% người được hỏi nói rằng họ sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, cho đến ghê sợ, phẫn nộ và hoảng loạn với những âm thanh lặp đi lặp lại này.Những cảm xúc tiêu cực này thường đi kèm với việc giải phóng hormon adrenaline. Loại hormon này có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi.Điều này khiến cho những người mắc Misophonia luôn khổ sở khi phải nghe những âm thanh rất đỗi quen thuộc này. Các nghiên cứu cũng cho thấy hội chứng Misophonia thường bắt đầu xuất hiện sớm nhất từ độ tuổi từ 9-13 và phổ biến ở người trưởng thành.Một nghiên cứu mới đây cho thấy chứng Misophonia dường như bị kích hoạt bởi một kết nối thần kinh chạy từ vỏ não thính giác tới vùng vỏ não vận động đang kiều khiển chuyển động của các cơ và khớp trên mặt, miệng và cổ họng.Nó phần nào giải thích tại sao đa số chúng ta bị dị ứng với các âm thanh phát ra từ miệng thay vì các âm thanh ngẫu nhiên khác như tiếng la hét, tiếng mưa rơi…Vậy làm thế nào để đối phó nếu bạn không may mắc phải hội chứng này? Sau khi thực hiện một số thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng, các bác sĩ đã bắt đầu khám phá ra cách giúp làm thuyên giảm hội chứng này.Tại Mỹ, có hẳn một Hiệp hội Misophonia với các phòng khám chuyên biệt sử dụng liệu pháp hành vi, nơi bạn có thể tập luyện cho não bộ của mình không còn dị ứng với các âm thanh chọn lọc.Đối với những người không thể tiếp cận các phương pháp trị liệu chuyên nghiệp, có thể dùng biện pháp đánh lạc hướng thính giác (chẳng hạn như đeo tai nghe hoặc phát tiếng ồn trắng) để xua đuổi các cảm xúc mà Misophonia gây ra.Bên cạnh đó, một nghiên cứu trước đây của ĐH Northwestern (Mỹ) lại chỉ ra, người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh này lại có sức sáng tạo bất ngờ.Cụ thể, những người mắc Misophonia cho điểm cao hơn trong các bài kiểm tra. Và nếu như càng phải chịu đựng lâu thì phần điểm họ đạt được càng cao.Mời các bạn xem video: Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật. Nguồn: Nhân Dân
Đối với những người bị mắc hội chứng Misophonia - hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc, thì những âm thanh bình thường như nhai nhóp nhép, tiếng đánh máy, tiếng bấm bút bi... đều sẽ trở thành cực hình.
Hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc được mô tả là phản ứng cảm xúc hay sinh lý mạnh mẽ của một người khi nghe phải những âm thanh khó chịu, thường do con người tạo ra.
Hội chứng Misophonia đặc biệt dễ bị kích hoạt bởi các âm thanh lặp đi lặp lại đều đều. Có tới 60% người được hỏi nói rằng họ sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, cho đến ghê sợ, phẫn nộ và hoảng loạn với những âm thanh lặp đi lặp lại này.
Những cảm xúc tiêu cực này thường đi kèm với việc giải phóng hormon adrenaline. Loại hormon này có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi.
Điều này khiến cho những người mắc Misophonia luôn khổ sở khi phải nghe những âm thanh rất đỗi quen thuộc này. Các nghiên cứu cũng cho thấy hội chứng Misophonia thường bắt đầu xuất hiện sớm nhất từ độ tuổi từ 9-13 và phổ biến ở người trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy chứng Misophonia dường như bị kích hoạt bởi một kết nối thần kinh chạy từ vỏ não thính giác tới vùng vỏ não vận động đang kiều khiển chuyển động của các cơ và khớp trên mặt, miệng và cổ họng.
Nó phần nào giải thích tại sao đa số chúng ta bị dị ứng với các âm thanh phát ra từ miệng thay vì các âm thanh ngẫu nhiên khác như tiếng la hét, tiếng mưa rơi…
Vậy làm thế nào để đối phó nếu bạn không may mắc phải hội chứng này? Sau khi thực hiện một số thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng, các bác sĩ đã bắt đầu khám phá ra cách giúp làm thuyên giảm hội chứng này.
Tại Mỹ, có hẳn một Hiệp hội Misophonia với các phòng khám chuyên biệt sử dụng liệu pháp hành vi, nơi bạn có thể tập luyện cho não bộ của mình không còn dị ứng với các âm thanh chọn lọc.
Đối với những người không thể tiếp cận các phương pháp trị liệu chuyên nghiệp, có thể dùng biện pháp đánh lạc hướng thính giác (chẳng hạn như đeo tai nghe hoặc phát tiếng ồn trắng) để xua đuổi các cảm xúc mà Misophonia gây ra.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu trước đây của ĐH Northwestern (Mỹ) lại chỉ ra, người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh này lại có sức sáng tạo bất ngờ.
Cụ thể, những người mắc Misophonia cho điểm cao hơn trong các bài kiểm tra. Và nếu như càng phải chịu đựng lâu thì phần điểm họ đạt được càng cao.