Ngải cứu đã trở thành phương thuốc trị sốt cao tiết kiệm chi phí suốt hàng nghìn năm. Công dụng của loài cây này không có gì phải bàn cãi tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học từ Mỹ đã phát hiện ra ngải cứu có khả năng/tiềm năng dùng để điều trị bệnh nhân COVID-19.Giáo sư Pamela Weathers, thuộc Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, cùng nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất trong lá cây ngải cứu ngọt (sweet wormwood) có khả năng ngăn chặn được sự nhân rộng của virus SARS-CoV-2 và hai biến thể của nó.“Vì loại thảo dược này được coi là an toàn và sử dụng hàng ngàn năm, nên đây là cơ hội tuyệt vời để cứu người, đặc biệt là ở những nơi không có điều kiện y tế đầy đủ” – Giáo sư Weathers nói.Ngải cứu không có nhiều ở Mỹ tuy nhiên lại xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng hay bị sốt rét thì cây này lại mọc rất nhiều.Các nhà khoa học đã nhúng nước nóng những lá ngải cứu khô (Artemisia annua/sweet wormwood) lấy từ bốn châu lục, thử nghiệm phương pháp chống virus SARS-CoV-2 và hai biến thể của nó, xuất hiện tại Vương quốc Anh và Nam Phi. Một vài mẫu lá có 12 năm tuổi vẫn có tiềm năng chống được virus.Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất của thảo dược này không ngăn chặn được virus tấn công vào tế bào, nhưng nó cản trở nguy cơ nhân rộng của virus, và như vậy, sẽ giết chết được nó.Hiện tác dụng của cây ngải cứu đang được nghiên cứu để thử nghiệm với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm xác định tính hiệu quả của nó.“Chúng tôi hy vọng việc thử nghiệm sẽ có kết quả tích cực, được cơ quan kiểm dịch chất lượng thực phẩm và dược phẩm FDA thông qua. Với chúng tôi an toàn và hiệu quả là hai điều quan trọng nhất” – Giáo sư Weathers nói.Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp càng để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp... Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày
Ngải cứu đã trở thành phương thuốc trị sốt cao tiết kiệm chi phí suốt hàng nghìn năm. Công dụng của loài cây này không có gì phải bàn cãi tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học từ Mỹ đã phát hiện ra ngải cứu có khả năng/tiềm năng dùng để điều trị bệnh nhân COVID-19.
Giáo sư Pamela Weathers, thuộc Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, cùng nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất trong lá cây ngải cứu ngọt (sweet wormwood) có khả năng ngăn chặn được sự nhân rộng của virus SARS-CoV-2 và hai biến thể của nó.
“Vì loại thảo dược này được coi là an toàn và sử dụng hàng ngàn năm, nên đây là cơ hội tuyệt vời để cứu người, đặc biệt là ở những nơi không có điều kiện y tế đầy đủ” – Giáo sư Weathers nói.
Ngải cứu không có nhiều ở Mỹ tuy nhiên lại xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng hay bị sốt rét thì cây này lại mọc rất nhiều.
Các nhà khoa học đã nhúng nước nóng những lá ngải cứu khô (Artemisia annua/sweet wormwood) lấy từ bốn châu lục, thử nghiệm phương pháp chống virus SARS-CoV-2 và hai biến thể của nó, xuất hiện tại Vương quốc Anh và Nam Phi. Một vài mẫu lá có 12 năm tuổi vẫn có tiềm năng chống được virus.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất của thảo dược này không ngăn chặn được virus tấn công vào tế bào, nhưng nó cản trở nguy cơ nhân rộng của virus, và như vậy, sẽ giết chết được nó.
Hiện tác dụng của cây ngải cứu đang được nghiên cứu để thử nghiệm với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm xác định tính hiệu quả của nó.
“Chúng tôi hy vọng việc thử nghiệm sẽ có kết quả tích cực, được cơ quan kiểm dịch chất lượng thực phẩm và dược phẩm FDA thông qua. Với chúng tôi an toàn và hiệu quả là hai điều quan trọng nhất” – Giáo sư Weathers nói.
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.
Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp càng để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...
Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp... Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.