Loài rắn độc hổ bướm Russell’s Pit Viper là một thủ phạm chịu trách nhiệm đối với hàng ngàn ca tử vong mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á và khiến rất nhiều nạn nhân phải lâm vào tình trạng bị di chứng làm thay đổi cơ thể từ người lớn thành ra như một đứa trẻ.Những con rắn trưởng thành vô cùng hung dữ và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nếu vô tình chạm vào chúng. Mỗi lần tấn công, loài rắn này có thể tiêm từ 40-70mg chất độc khiến máu của bạn hóa thành một chất với màng nhớt dày.Sau đó khiến nạn nhân bị tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì sẽ trở thành một người giống như dị dân Benjamin Button trong bộ phim khoa học viễn tưởng kể về một người mang hình hài 80 tuổi nhưng lại trẻ dần theo thời gian.Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này do ngoài việc thay đổi máu của nạn nhân, chất độc mà rắn Russell’s Viper tiêm vào sẽ gây ra chảy máu trong rất nhiều. Từ đó khiến nạn nhân bị xuất huyết tuyến yên, một cơ quan phụ trách sản xuất hormone cho cơ thể.Không những thế, chất độc còn kiểm soát tuyến giáp, nhiệt độ cơ thể của bạn và cả việc sản xuất hormone ham muốn tình dục. Một khi chất độc lan tỏa, tuyến yên sẽ ngừng hẳn hoạt động. Hậu quả nạn nhân sẽ hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì. Theo thống kê trong tạp chí The Lancet có khoảng 29% nạn nhân bị suy yếu tuyến yên do rắn hổ bướu cắn, và dẫn đến tình trạng mất ham muốn tình dục cũng như khả năng sinh sản, còn gọi là hội chứng Sheehan.Chất độc cũng khiến lông trên cơ thể biến mất, cơ bắp đàn ông tan đi và những đường cong giới nữ cũng chẳng còn. Một số người thậm chí mất kiểm soát các chức năng tinh thần cơ bản. Họ trở thành những đứa trẻ.Được biết, loài rắn Russell’s Pit Viper còn gọi là Daboia, sống chủ yếu ở châu Á và được đặt theo tên của nhà nghiên cứu bò sát Patrick Russell (1726 - 1805) người Scotland - người có công miêu tả rất nhiều loài rắn ở Ấn Độ. Russell’s Pit Viper được xếp vào hàng Tứ Độc ở Ấn Độ (gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân).Russell’s Pit Viper có thể dài tối đa tới 166cm, trung bình 120cm, thường sống trong những khu bãi cỏ rậm rạp, thức ăn ưa thích là các loài gặm nhấm, nhất là chuột.Tuy nhiên, chuột lại thường xuất hiện nhiều nơi con người sinh sống cho nên loài rắn này cũng lại chính là một trong bốn thủ phạm chính (Tứ đại nọc độc) gây ra hầu hết các vụ rắn độc cắn người.
Loài rắn độc hổ bướm Russell’s Pit Viper là một thủ phạm chịu trách nhiệm đối với hàng ngàn ca tử vong mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á và khiến rất nhiều nạn nhân phải lâm vào tình trạng bị di chứng làm thay đổi cơ thể từ người lớn thành ra như một đứa trẻ.
Những con rắn trưởng thành vô cùng hung dữ và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nếu vô tình chạm vào chúng. Mỗi lần tấn công, loài rắn này có thể tiêm từ 40-70mg chất độc khiến máu của bạn hóa thành một chất với màng nhớt dày.
Sau đó khiến nạn nhân bị tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì sẽ trở thành một người giống như dị dân Benjamin Button trong bộ phim khoa học viễn tưởng kể về một người mang hình hài 80 tuổi nhưng lại trẻ dần theo thời gian.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này do ngoài việc thay đổi máu của nạn nhân, chất độc mà rắn Russell’s Viper tiêm vào sẽ gây ra chảy máu trong rất nhiều. Từ đó khiến nạn nhân bị xuất huyết tuyến yên, một cơ quan phụ trách sản xuất hormone cho cơ thể.
Không những thế, chất độc còn kiểm soát tuyến giáp, nhiệt độ cơ thể của bạn và cả việc sản xuất hormone ham muốn tình dục. Một khi chất độc lan tỏa, tuyến yên sẽ ngừng hẳn hoạt động. Hậu quả nạn nhân sẽ hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì. Theo thống kê trong tạp chí The Lancet có khoảng 29% nạn nhân bị suy yếu tuyến yên do rắn hổ bướu cắn, và dẫn đến tình trạng mất ham muốn tình dục cũng như khả năng sinh sản, còn gọi là hội chứng Sheehan.
Chất độc cũng khiến lông trên cơ thể biến mất, cơ bắp đàn ông tan đi và những đường cong giới nữ cũng chẳng còn. Một số người thậm chí mất kiểm soát các chức năng tinh thần cơ bản. Họ trở thành những đứa trẻ.
Được biết, loài rắn Russell’s Pit Viper còn gọi là Daboia, sống chủ yếu ở châu Á và được đặt theo tên của nhà nghiên cứu bò sát Patrick Russell (1726 - 1805) người Scotland - người có công miêu tả rất nhiều loài rắn ở Ấn Độ. Russell’s Pit Viper được xếp vào hàng Tứ Độc ở Ấn Độ (gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân).
Russell’s Pit Viper có thể dài tối đa tới 166cm, trung bình 120cm, thường sống trong những khu bãi cỏ rậm rạp, thức ăn ưa thích là các loài gặm nhấm, nhất là chuột.
Tuy nhiên, chuột lại thường xuất hiện nhiều nơi con người sinh sống cho nên loài rắn này cũng lại chính là một trong bốn thủ phạm chính (Tứ đại nọc độc) gây ra hầu hết các vụ rắn độc cắn người.