Giới khoa học làm gì để bảo tồn cá thể giống rùa Hồ Gươm?

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà nghiên cứu, bảo tồn thuộc Chương trình bảo tồn rùa châu Á khẳng định cá thể rùa được phát hiện ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội mới đây là cùng giống rùa Hồ Gươm.

Thông tin con rùa khổng lồ ở hồ Xuân Khanh chính là loài rùa Hồ Gươm huyền thoại được công bố mới đây đã gây chấn động dư luận.
Cá thể giống rùa Hồ Gươm mới được phát hiện bởi các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) ở hồ Xuân Khanh, gần với hồ Đồng Mô - nơi sinh sống của cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất còn lại tại Việt Nam trước khi có phát hiện chấn động này.
Thông qua việc chụp được hình ảnh, quan sát bằng thực tế, và xét nghiệm gen qua mẫu nước, các nhà nghiên cứu đã khẳng định hồ Xuân Khanh chắc chắn có con giải (tên khoa học Rafetus swinhoei), còn có tên gọi khác là rùa Hồ Gươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.
Gioi khoa hoc lam gi de bao ton ca the giong rua Ho Guom?
 Ảnh cá thể giống rùa Hồ Gươm khổng lồ nổi đầu ở hồ Xuân Khanh. Nguồn: Chương trình bảo tồn rùa châu Á
Các nhà khoa học nhấn mạnh phát hiện này nâng số lượng cá thể rùa này trên thế giới lên 4 con, tăng cơ hội ghép giống nhằm bảo tồn loài rùa quý hiếm.
Việc nhân giống loài rùa Hồ Gươm được đánh giá rất khó khăn, gần như bế tắc. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã thử ghép đôi sinh sản cặp rùa gồm một cá thể cái và cá thể đực già ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng của rùa không được thụ tinh.
Tuy nhiên, trên quan điểm khoa học và bảo tồn, trình độ khoa học và công nghệ hiện tại có thể giúp khôi phục các cá thể giống rùa Hồ Gươm và đưa loài rùa mai mềm cỡ lớn này trở lại hồ Gươm trong tương lai bởi công nghệ nhân bản đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Mời quý vị xem video: Thả cụ rùa Hồ Gươm về môi trường tự nhiên

Trước đây, các nhà bảo tồn rùa quốc tế từng có ý tưởng thực hiện một dự án bảo tồn Rùa Hồ Gươm táo bạo, thúc đẩy càng sớm càng tốt việc duy trì nòi giống của loài rùa này bằng việc cho phối giống với một con rùa gần nhất về mặt gene và di truyền.  
Nhưng việc nhân giống các cá thể rùa mai mềm lớn như Rùa Hoàn Kiếm, lại có rủi ro cao hơn bởi các nguy cơ xung đột, đánh nhau để rồi cùng chết ở rùa mai mềm là hiện hữu. Đấy là chưa kể thiết kế môi trường sống để hai cá thể có thể thụ thân, chưa kể việc vận chuyển...
Hiện cá thể rùa này vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do hồ Xuân Khanh là hồ nhỏ, đang được tư nhân quản lý, hoạt động quây lưới, đánh bắt thủy sản vẫn diễn ra. Trước mắt, có ý kiến cho rằng, trong trường hợp cá thể rùa này bị bắt có thể cứu hộ đưa đến hồ Đồng Mô.
Lưu Thoa

>> xem thêm

Bình luận(0)