Một trong những loài ký sinh trùng đáng sợ nhất là loài ký sinh trùng có tên Green Banded Broodsac, tên khoa học là Leucochloridium paradoxum). Loài ký sinh trùng này tồn tại trong ruột chim và được phân tán qua chất thải của chim. Khi những con ốc sên xui xẻo ăn phải những ký sinh trùng này, chúng sẽ chính thức bước vào giai đoạn làm nô lệ cho loài ký sinh trùng ghê độc ác. (Nguồn Africa Geographic)Thâm nhập được vào cơ thể của ốc sên, những con ký sinh trùng sẽ tận dụng máu thịt của vật chủ để sinh sôi nảy nở, càng phát triển chúng lại càng tàn nhẫn hơn. Đến giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ khoét vào mắt của ốc sên, khiến ốc sên bị mù. Đồng thời, loài ký sinh trùng này cũng điều khiển ốc sên bò lên cành cao, thoáng đãng, mục đích là để thu hút các loài chim tìm đến, ăn thịt ốc sên, tiếp tục chu kỳ sống mới của ký sinh trùng. (Nguồn Africa Geographic)Sâu đuôi ngựa, tên khoa học Paragordius varius, đây có lẽ là một trong những loài ký sinh trùng gây ám ảnh nhất đối với con người. Khi trưởng thành, loài ký sinh này có thể dài đến hơn 30cm. Tuy nhiên, để đạt được độ dài đó, sâu đuôi ngựa cần được trú ngụ trong cơ thể của những động vật chân khớp, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ và lớn mạnh từng ngày. (Nguồn Africa Geographic)Trong quá trình phát triển, loài sâu đuôi ngựa này cũng học được cách "thôi miên". Và chẳng lạ lùng gì, chúng sử dụng kỹ năng thôi miên để giết chết vật chủ. Theo quan sát, những con sâu đuôi ngựa khi trưởng thành sẽ thôi miên, điều khiển tâm trí của con côn trùng vật chủ tìm đường đến những khu vực có nước. Sau đó, nó thuyết phục vật chủ nhảy vào nước sâu không lối thoát. Đến khi vật chủ chết đuối, sâu đuôi ngựa sẽ phá cơ thể của vật chủ và chui ra ngoài, bắt đầu sinh sản và một vòng đời mới. (Nguồn Africa Geographic)Ruồi phù thủy, chỉ nghe cái tên của loài ruồi này cũng đủ biết mức độ tàn nhẫn của nó. Để sinh tồn, khi đến mùa sinh sản, ruồi phù thủy sẽ tìm đến những con kiến lửa và âm thầm đẻ trứng vào cơ thể của loài kiến này. Chẳng bao lâu sau, quả trứng sẽ âm thầm hấp thụ dịch cơ của những con kiến mà chúng ký sinh để phát triển không ngừng nghỉ. (Nguồn Africa Geographic)Đến khi phát triển đầy đủ, thuận lợi, những ấu trùng ruồi phù thủy sẽ giải phóng một hóa chất đặc biệt, phá vỡ các màng bao bọc của mình trong cơ thể kiến lửa, khiến con kiến đáng thương đứt đầu mà chết. Khi chết, thậm chí những con kiến còn chẳng hiểu tại sao. (Nguồn Africa Geographic)Nấm ký sinh Ophiocordyceps, đây là một trong những loài ký sinh nổi tiếng nhất bởi thủ đoạn tàn độc của mình. Chúng không phát tán theo cách thông thường như các loài khác mà dùng cơ thể của những con kiến để sinh tồn, phát triển. (Nguồn Africa Geographic)Sau khi lây nhiễm thành công vào cơ thể của những con kiến xấu số. Bào tử nấm ký sinh Ophiocordyceps này sẽ điều khiển hoàn toàn hệ thần kinh của vật chủ, ép buộc vật chủ đi lang thang vô định, trở nên mất lý tính, sẵn sàng cắn xé bạn bè, người thân hay bất cứ chướng ngại nào mà nấm ký sinh ra lệnh. Trong suốt quá trình đó, nấm ký sinh vẫn luôn hút chất dinh dưỡng từ máu thịt của kiến vật chủ và một vài ngày sau, một cây nấm mới sẽ mọc lên từ phía sau đầu của xác con kiến, bắt đầu chu kỳ phát tán bào tử mới của mình. (Nguồn Africa Geographic)Trùng Toxoplasmosis, tên khoa học là Toxoplasma gondii, là một loại sinh vật đơn bào. Đáng nói, sinh vật đơn bào này chỉ có thể sinh sản trong ruột mèo. Nhưng làm thế nào một sinh vật cực nhỏ, không có chân có thể tìm đường đến thành ruột từ con mèo này đến con mèo khác? Câu trả lời nằm ở con mồi ưa thích của mèo: Chuột. (Nguồn Africa Geographic)Theo các nhà khoa học, những con chuột bị nhiễm loại trùng ký sinh trên mất cảm giác sợ loài mèo. Thậm chí, chúng còn bị hấp dẫn bởi pheromone có trong nước tiểu mèo. Chúng không còn trốn tránh kẻ tử thù và thường cố tình chạy qua chạy lại nơi những con mèo sinh sống với một mục đích tối thượng là gây chú ý, khiến những con mèo giết chết mình để loài trùng ký sinh bắt đầu một vòng đời mới. (Nguồn Africa Geographic)
Một trong những loài ký sinh trùng đáng sợ nhất là loài ký sinh trùng có tên Green Banded Broodsac, tên khoa học là Leucochloridium paradoxum). Loài ký sinh trùng này tồn tại trong ruột chim và được phân tán qua chất thải của chim. Khi những con ốc sên xui xẻo ăn phải những ký sinh trùng này, chúng sẽ chính thức bước vào giai đoạn làm nô lệ cho loài ký sinh trùng ghê độc ác. (Nguồn Africa Geographic)
Thâm nhập được vào cơ thể của ốc sên, những con ký sinh trùng sẽ tận dụng máu thịt của vật chủ để sinh sôi nảy nở, càng phát triển chúng lại càng tàn nhẫn hơn. Đến giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ khoét vào mắt của ốc sên, khiến ốc sên bị mù. Đồng thời, loài ký sinh trùng này cũng điều khiển ốc sên bò lên cành cao, thoáng đãng, mục đích là để thu hút các loài chim tìm đến, ăn thịt ốc sên, tiếp tục chu kỳ sống mới của ký sinh trùng. (Nguồn Africa Geographic)
Sâu đuôi ngựa, tên khoa học Paragordius varius, đây có lẽ là một trong những loài ký sinh trùng gây ám ảnh nhất đối với con người. Khi trưởng thành, loài ký sinh này có thể dài đến hơn 30cm. Tuy nhiên, để đạt được độ dài đó, sâu đuôi ngựa cần được trú ngụ trong cơ thể của những động vật chân khớp, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ và lớn mạnh từng ngày. (Nguồn Africa Geographic)
Trong quá trình phát triển, loài sâu đuôi ngựa này cũng học được cách "thôi miên". Và chẳng lạ lùng gì, chúng sử dụng kỹ năng thôi miên để giết chết vật chủ. Theo quan sát, những con sâu đuôi ngựa khi trưởng thành sẽ thôi miên, điều khiển tâm trí của con côn trùng vật chủ tìm đường đến những khu vực có nước. Sau đó, nó thuyết phục vật chủ nhảy vào nước sâu không lối thoát. Đến khi vật chủ chết đuối, sâu đuôi ngựa sẽ phá cơ thể của vật chủ và chui ra ngoài, bắt đầu sinh sản và một vòng đời mới. (Nguồn Africa Geographic)
Ruồi phù thủy, chỉ nghe cái tên của loài ruồi này cũng đủ biết mức độ tàn nhẫn của nó. Để sinh tồn, khi đến mùa sinh sản, ruồi phù thủy sẽ tìm đến những con kiến lửa và âm thầm đẻ trứng vào cơ thể của loài kiến này. Chẳng bao lâu sau, quả trứng sẽ âm thầm hấp thụ dịch cơ của những con kiến mà chúng ký sinh để phát triển không ngừng nghỉ. (Nguồn Africa Geographic)
Đến khi phát triển đầy đủ, thuận lợi, những ấu trùng ruồi phù thủy sẽ giải phóng một hóa chất đặc biệt, phá vỡ các màng bao bọc của mình trong cơ thể kiến lửa, khiến con kiến đáng thương đứt đầu mà chết. Khi chết, thậm chí những con kiến còn chẳng hiểu tại sao. (Nguồn Africa Geographic)
Nấm ký sinh Ophiocordyceps, đây là một trong những loài ký sinh nổi tiếng nhất bởi thủ đoạn tàn độc của mình. Chúng không phát tán theo cách thông thường như các loài khác mà dùng cơ thể của những con kiến để sinh tồn, phát triển. (Nguồn Africa Geographic)
Sau khi lây nhiễm thành công vào cơ thể của những con kiến xấu số. Bào tử nấm ký sinh Ophiocordyceps này sẽ điều khiển hoàn toàn hệ thần kinh của vật chủ, ép buộc vật chủ đi lang thang vô định, trở nên mất lý tính, sẵn sàng cắn xé bạn bè, người thân hay bất cứ chướng ngại nào mà nấm ký sinh ra lệnh. Trong suốt quá trình đó, nấm ký sinh vẫn luôn hút chất dinh dưỡng từ máu thịt của kiến vật chủ và một vài ngày sau, một cây nấm mới sẽ mọc lên từ phía sau đầu của xác con kiến, bắt đầu chu kỳ phát tán bào tử mới của mình. (Nguồn Africa Geographic)
Trùng Toxoplasmosis, tên khoa học là Toxoplasma gondii, là một loại sinh vật đơn bào. Đáng nói, sinh vật đơn bào này chỉ có thể sinh sản trong ruột mèo. Nhưng làm thế nào một sinh vật cực nhỏ, không có chân có thể tìm đường đến thành ruột từ con mèo này đến con mèo khác? Câu trả lời nằm ở con mồi ưa thích của mèo: Chuột. (Nguồn Africa Geographic)
Theo các nhà khoa học, những con chuột bị nhiễm loại trùng ký sinh trên mất cảm giác sợ loài mèo. Thậm chí, chúng còn bị hấp dẫn bởi pheromone có trong nước tiểu mèo. Chúng không còn trốn tránh kẻ tử thù và thường cố tình chạy qua chạy lại nơi những con mèo sinh sống với một mục đích tối thượng là gây chú ý, khiến những con mèo giết chết mình để loài trùng ký sinh bắt đầu một vòng đời mới. (Nguồn Africa Geographic)