Thằn lằn Basilisk, hay còn gọi là thằn lằn chúa có thể chạy như bay trên mặt nước, dù chúng chủ yếu sống trong rừng nhiệt đới, ẩn trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể. "Cao thủ" động vật này chỉ thực hiện "khinh công trên mặt nước" khi bị giật mình hay bị kẻ thù truy đuổi, chúng nhảy xuống suối hoặc sông để tẩu thoát.Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt tốc độ 8,4km/h, thậm chí kỷ lục chạy lên tới 11km/h trên mặt nước nhờ màng mỏng ở các ngón chân thằn lằn, tạo thành túi đựng không khí để không bị chìm xuống nước. Thằn lằn chạy bằng hai chân sau và lấy đuôi làm thăng bằng.Nhện nước (tên khoa học Gerris remigis) sở hữu những chiếc chân dài, mảnh khảnh. Loài này có thể đi lại dễ dàng trên mặt nước nhờ hàng nghìn sợ lông tí hon, mỗi sợ dài khoảng 50 micromet trên chân.Các sợi lông trên chân nhện nước xù ra thành chùm tơ, hút lấy không khí tạo thành đệm khí giúp nhện nước di chuyển nhanh chóng và lấy lại thăng bằng trên mặt nước. Nó có thể lao đi với tốc độ bằng cả trăm lần chiều dài cơ thể trong một giây.Chim cộc trắng (Podiceps nigricollis nigricollis) có thể vô tư cho nó tự chìm hay nổi trên mặt nước, do bàn chân của nó có lớp màng đặc biệt.Lớp màng trên chân là mái chèo chắc chắn giúp loài chim vững vàng di chuyển hay đi trên mặt nước.Muỗi nước (Pontomyia) di chuyển trên mặt nước bằng cách đứng thẳng trên hai chân sau và dùng hai chân trước như mái chèo lướt về phía trước.Muỗi cái nhàn nhã hơn khi chỉ việc nổi trên mặt nước và chờ muỗi đực tới kéo đi. Chân của loài muỗi này có cấu tạo gần giống với nhện nước với hàng nghìn lông nhỏ bao phủ trên chân tạo thành đệm khí.
Thằn lằn Basilisk, hay còn gọi là thằn lằn chúa có thể chạy như bay trên mặt nước, dù chúng chủ yếu sống trong rừng nhiệt đới, ẩn trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể. "Cao thủ" động vật này chỉ thực hiện "khinh công trên mặt nước" khi bị giật mình hay bị kẻ thù truy đuổi, chúng nhảy xuống suối hoặc sông để tẩu thoát.
Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt tốc độ 8,4km/h, thậm chí kỷ lục chạy lên tới 11km/h trên mặt nước nhờ màng mỏng ở các ngón chân thằn lằn, tạo thành túi đựng không khí để không bị chìm xuống nước. Thằn lằn chạy bằng hai chân sau và lấy đuôi làm thăng bằng.
Nhện nước (tên khoa học Gerris remigis) sở hữu những chiếc chân dài, mảnh khảnh. Loài này có thể đi lại dễ dàng trên mặt nước nhờ hàng nghìn sợ lông tí hon, mỗi sợ dài khoảng 50 micromet trên chân.
Các sợi lông trên chân nhện nước xù ra thành chùm tơ, hút lấy không khí tạo thành đệm khí giúp nhện nước di chuyển nhanh chóng và lấy lại thăng bằng trên mặt nước. Nó có thể lao đi với tốc độ bằng cả trăm lần chiều dài cơ thể trong một giây.
Chim cộc trắng (Podiceps nigricollis nigricollis) có thể vô tư cho nó tự chìm hay nổi trên mặt nước, do bàn chân của nó có lớp màng đặc biệt.
Lớp màng trên chân là mái chèo chắc chắn giúp loài chim vững vàng di chuyển hay đi trên mặt nước.
Muỗi nước (Pontomyia) di chuyển trên mặt nước bằng cách đứng thẳng trên hai chân sau và dùng hai chân trước như mái chèo lướt về phía trước.
Muỗi cái nhàn nhã hơn khi chỉ việc nổi trên mặt nước và chờ muỗi đực tới kéo đi. Chân của loài muỗi này có cấu tạo gần giống với nhện nước với hàng nghìn lông nhỏ bao phủ trên chân tạo thành đệm khí.