"Cuộc sống qua ống kính" là một sự kiện quy tụ những tác phẩm xuất sắc, chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh Royal Society của hoàng gia Anh. Trong ảnh là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại: Sinh thái học và Khoa học môi trường, có tựa đề " Nòng nọc bay lượn" của nhà sinh vật học, nhiếp ảnh gia Bert Willaert.Những giải thưởng được trao sẽ tôn vinh sức mạnh của nhiếp ảnh trong khoa học. Trong ảnh là bức ảnh có nội dung lẩn tránh kẻ thù, chiến thắng thể loại "Hành vi" của tác giả Claudia Pogoreutz, Đức.
Bức ảnh được chụp vào ở một rạn san hô trên đảo Kuramathi, Rasdhoo Atoll, Cộng hòa Maldives.Bức ảnh có tựa đề: "Tổ tiên. Thống trị. Nguy cơ tuyệt chủng" chụp bởi nhiếp ảnh gia Martha M. Robbins, Đức. Đạt giải Nhì, thể loại Sinh thái học và Khoa học môi trường. Bức ảnh này cho thấy sức mạnh và quyền lực của khỉ đột, một trong những họ hàng gần nhất của chúng ta, nhưng cũng cho thấy loài khỉ đột dễ bị tổn thương do những áp lực gây ra bởi con người. Bức ảnh được chụp ở Rwanda.Bức ảnh bộ não san hô Caribbean nhận được giải Khen thưởng đặc biệt bởi đã lột tả được sự sâu sắc, bí ẩn và phong phú của san hô. Làm nổi bật hệ thống di truyền và kiểu hình của loài san hô kỳ lạ và xinh đẹp này.Cá rận Branchiura, hay còn gọi là rận cá chép, thuộc họ Argulus là bức ảnh nhận được giải Khen thưởng đặc biệt, chụp bởi nhiếp ảnh gia Steve Gschmeissner, Anh.Rắn cát sa mạc Bitis peringueyi. Đây là một động vật ăn thịt phục kích, được đánh giá rất cao về tài ngụy trang bậc thầy nhờ đôi mắt nằm trên đỉnh đầu cực thuận lợi. Nhiều loài rắn khác cũng rất giỏi trong việc ngụy trang nhưng ít có loài rắn nào có thể hoàn toàn ẩn nấp vào môi trường thiên nhiên hoàn hảo như Bitis peringueyi. Ảnh của nhiếp ảnh gia Fabio Pupin, giải Nhì thể loại Tiến hóa.Một con khỉ đầu chó bị lạc lối trong suy nghĩ của chính mình tại Cape Point Reserve, Nam Phi. Giải Khen thưởng đặc biệt. Chụp bởi nhiếp ảnh gia Davide Galio.Hình ảnh một con khỉ Cebus libidinosus đang dùng đá để đập hạt cọ đạt giải Nhì thể loại "Hành vi". Ảnh của nhiếp ảnh gia người Ý, Luca Antonio Marino.Cây dương xỉ nước Salvinia molesta được bao phủ bởi lông không thấm nước, giữ cho lá khô hoàn toàn ngay cả khi bị ngâm nước trong vài tuần, duy trì sự sống một cách dai dẳng. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh Ulrike Bauer, được chụp tại Bonn Botanic Garden, Đức, đạt giải Nhất thể loại: Sinh học tiến hóa.Bức ảnh chim Ô tác Houbara chạy trong bình minh của nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, Jose Juan Hernandez Martinez nhận được giải Khen thưởng đặc biệt.
"Cuộc sống qua ống kính" là một sự kiện quy tụ những tác phẩm xuất sắc, chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh Royal Society của hoàng gia Anh. Trong ảnh là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại: Sinh thái học và Khoa học môi trường, có tựa đề " Nòng nọc bay lượn" của nhà sinh vật học, nhiếp ảnh gia Bert Willaert.
Những giải thưởng được trao sẽ tôn vinh sức mạnh của nhiếp ảnh trong khoa học. Trong ảnh là bức ảnh có nội dung lẩn tránh kẻ thù, chiến thắng thể loại "Hành vi" của tác giả Claudia Pogoreutz, Đức.
Bức ảnh được chụp vào ở một rạn san hô trên đảo Kuramathi, Rasdhoo Atoll, Cộng hòa Maldives.
Bức ảnh có tựa đề: "Tổ tiên. Thống trị. Nguy cơ tuyệt chủng" chụp bởi nhiếp ảnh gia Martha M. Robbins, Đức. Đạt giải Nhì, thể loại Sinh thái học và Khoa học môi trường. Bức ảnh này cho thấy sức mạnh và quyền lực của khỉ đột, một trong những họ hàng gần nhất của chúng ta, nhưng cũng cho thấy loài khỉ đột dễ bị tổn thương do những áp lực gây ra bởi con người. Bức ảnh được chụp ở Rwanda.
Bức ảnh bộ não san hô Caribbean nhận được giải Khen thưởng đặc biệt bởi đã lột tả được sự sâu sắc, bí ẩn và phong phú của san hô. Làm nổi bật hệ thống di truyền và kiểu hình của loài san hô kỳ lạ và xinh đẹp này.
Cá rận Branchiura, hay còn gọi là rận cá chép, thuộc họ Argulus là bức ảnh nhận được giải Khen thưởng đặc biệt, chụp bởi nhiếp ảnh gia Steve Gschmeissner, Anh.
Rắn cát sa mạc Bitis peringueyi. Đây là một động vật ăn thịt phục kích, được đánh giá rất cao về tài ngụy trang bậc thầy nhờ đôi mắt nằm trên đỉnh đầu cực thuận lợi. Nhiều loài rắn khác cũng rất giỏi trong việc ngụy trang nhưng ít có loài rắn nào có thể hoàn toàn ẩn nấp vào môi trường thiên nhiên hoàn hảo như Bitis peringueyi. Ảnh của nhiếp ảnh gia Fabio Pupin, giải Nhì thể loại Tiến hóa.
Một con khỉ đầu chó bị lạc lối trong suy nghĩ của chính mình tại Cape Point Reserve, Nam Phi. Giải Khen thưởng đặc biệt. Chụp bởi nhiếp ảnh gia Davide Galio.
Hình ảnh một con khỉ Cebus libidinosus đang dùng đá để đập hạt cọ đạt giải Nhì thể loại "Hành vi". Ảnh của nhiếp ảnh gia người Ý, Luca Antonio Marino.
Cây dương xỉ nước Salvinia molesta được bao phủ bởi lông không thấm nước, giữ cho lá khô hoàn toàn ngay cả khi bị ngâm nước trong vài tuần, duy trì sự sống một cách dai dẳng. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh Ulrike Bauer, được chụp tại Bonn Botanic Garden, Đức, đạt giải Nhất thể loại: Sinh học tiến hóa.
Bức ảnh chim Ô tác Houbara chạy trong bình minh của nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, Jose Juan Hernandez Martinez nhận được giải Khen thưởng đặc biệt.