" Đầm lầy cầu vồng" ở Virginia, Mỹ là một khu rừng ngập nước có nước biến thành những màu sắc kỳ diệu trong các tháng mùa Đông. Ảnh: Kate Scott/Shutterstock.Dưới những điều kiện ánh sáng, đầm lầy biến thành một dải cầu vồng khổng lồ, sáng rực, bị chia cắt bởi bóng của các cây bách (Taxodium distichum) và các gốc cây bách - các mấu hình nón mọc thẳng đứng trên rễ cây, còn gọi là cây bụt mọc. Ảnh: Dcr.virginia.gov.Theo trang web của công viên Tiểu bang First Landing, đầm lầy cầu vồng là một trong nhiều đầm lầy dọc theo Đường mòn Bald Cypress tại công viên - nơi mà những người thực dân Anh đầu tiên đã cập bến vào năm 1607. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.Vào hầu hết các ngày trong năm, đầm lầy trông giống như tất cả khu rừng ngập nước trên thế giới - khá âm u và mờ đục. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, vào cuối mùa Thu và mùa Đông, đầm lầy tĩnh lặng "khoác lên người" màu sắc rực rỡ. Ảnh: Dcr.virginia.gov.Hiệu ứng cầu vồng xuất phát từ sự phân hủy của lá cây trong đầm lầy vào mùa Thu và mùa Đông. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee"Cây rụng lá kim vào mùa Thu, lá phân hủy trong đầm lầy và chất thải này, khi bị ánh sáng mặt trời chiếu đúng góc thì sẽ tạo ra hiệu ứng lăng kính này", đại diện công viên Tiểu bang First Landing cho hay. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.Lá cây bách chứa các loại dầu tự nhiên sẽ thấm vào đầm lầy khi lá phân hủy. Dầu sau đó tách ra khỏi nước và tạo thành một lớp màng trên bề mặt phản chiếu ánh sáng giống như một vũng xăng. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.Những quá trình sinh học trong đất, kết quả từ vi khuẩn phân hủy sắt, cũng có thể góp phần tạo ra hiệu ứng cầu vồng. Thông tin này do Jeff Ripple, một cựu hướng dẫn viên đi bộ đầm lầy ở Florida, chia sẻ với BBC trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018. Ảnh: Newsweek.Đầm lầy càng ít bị xáo trộn thì hiệu ứng càng mạnh. "Sự di chuyển do dòng chảy, dòng nước hoặc gió sẽ phá hủy lớp màng cầu vồng mong manh", ông Ripple cho biết. Ông còn tiết lộ hiệu ứng cầu vồng thường xuất hiện ở các vũng nước nhỏ. Ảnh: Ocshoremagazine."Tôi đã thấy điều này xảy ra khoảng 10 lần trong 40 năm tôi sống ở đây. Thật tuyệt vời khi ngắm nhìn cảnh tượng đó", Michael Hussey, một kỹ sư đã nghỉ hưu sở hữu mảnh đất có đầm lầy trên cho hay. Ảnh: Ocshoremagazine.Mời độc giả xem video: Làng cầu vồng độc đáo tại Đài Loan. Nguồn: THĐT1.
" Đầm lầy cầu vồng" ở Virginia, Mỹ là một khu rừng ngập nước có nước biến thành những màu sắc kỳ diệu trong các tháng mùa Đông. Ảnh: Kate Scott/Shutterstock.
Dưới những điều kiện ánh sáng, đầm lầy biến thành một dải cầu vồng khổng lồ, sáng rực, bị chia cắt bởi bóng của các cây bách (Taxodium distichum) và các gốc cây bách - các mấu hình nón mọc thẳng đứng trên rễ cây, còn gọi là cây bụt mọc. Ảnh: Dcr.virginia.gov.
Theo trang web của công viên Tiểu bang First Landing, đầm lầy cầu vồng là một trong nhiều đầm lầy dọc theo Đường mòn Bald Cypress tại công viên - nơi mà những người thực dân Anh đầu tiên đã cập bến vào năm 1607. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.
Vào hầu hết các ngày trong năm, đầm lầy trông giống như tất cả khu rừng ngập nước trên thế giới - khá âm u và mờ đục. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, vào cuối mùa Thu và mùa Đông, đầm lầy tĩnh lặng "khoác lên người" màu sắc rực rỡ. Ảnh: Dcr.virginia.gov.
Hiệu ứng cầu vồng xuất phát từ sự phân hủy của lá cây trong đầm lầy vào mùa Thu và mùa Đông. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee
"Cây rụng lá kim vào mùa Thu, lá phân hủy trong đầm lầy và chất thải này, khi bị ánh sáng mặt trời chiếu đúng góc thì sẽ tạo ra hiệu ứng lăng kính này", đại diện công viên Tiểu bang First Landing cho hay. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.
Lá cây bách chứa các loại dầu tự nhiên sẽ thấm vào đầm lầy khi lá phân hủy. Dầu sau đó tách ra khỏi nước và tạo thành một lớp màng trên bề mặt phản chiếu ánh sáng giống như một vũng xăng. Ảnh: Katherine Scott @scottkatee.
Những quá trình sinh học trong đất, kết quả từ vi khuẩn phân hủy sắt, cũng có thể góp phần tạo ra hiệu ứng cầu vồng. Thông tin này do Jeff Ripple, một cựu hướng dẫn viên đi bộ đầm lầy ở Florida, chia sẻ với BBC trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018. Ảnh: Newsweek.
Đầm lầy càng ít bị xáo trộn thì hiệu ứng càng mạnh. "Sự di chuyển do dòng chảy, dòng nước hoặc gió sẽ phá hủy lớp màng cầu vồng mong manh", ông Ripple cho biết. Ông còn tiết lộ hiệu ứng cầu vồng thường xuất hiện ở các vũng nước nhỏ. Ảnh: Ocshoremagazine.
"Tôi đã thấy điều này xảy ra khoảng 10 lần trong 40 năm tôi sống ở đây. Thật tuyệt vời khi ngắm nhìn cảnh tượng đó", Michael Hussey, một kỹ sư đã nghỉ hưu sở hữu mảnh đất có đầm lầy trên cho hay. Ảnh: Ocshoremagazine.
Mời độc giả xem video: Làng cầu vồng độc đáo tại Đài Loan. Nguồn: THĐT1.