Hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh Kepler-37b được xác nhận là hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời cho đến nay. Nó có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d có kích thước nhỉnh hơn một chút. Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi sao màu vàng giống Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng. Bong bóng khí đầy bức xạ tia gamma tại Thiên hà Milky Way. Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA từng công bố hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Milky Way, ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng. Bong bóng bức xạ được sinh ra bởi các tia vũ trụ năng lượng cao va chạm với photon năng lượng thấp hơn và gây ra bức xạ nhiệt tia gamma. Hành tinh Theia. Theia là hành tinh giả thuyết hình thành do va chạm vào khoảng 4 tỷ năm trước. Theia có kích thước xấp xỉ Hỏa Tinh và chiếm chỗ tại vị trí ở điểm Lagrange L4 của hệ Mặt trời-Trái đất. Bức tường Vĩ đại Sloan (Sloan Great Wall) là một bức tường thiên hà khổng lồ (sợi thiên hà) và là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từng được biết đến, phát hiện được công bố vào ngày 20/10/ 2003. Bức tường dài khoảng 1.37 tỉ năm ánh sáng (1,30×1025 m), xấp xỉ 1/60 lần đường kính của vũ trụ khả kiến, và nằm cách Trái Đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng. Lỗ đen siêu nhỏ. Khi nói đến lỗ đen, người ta thường liên tưởng tới các lỗ đen khổng lồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhìn thấy lỗ đen ấn tượng siêu nhỏ, dù nó vẫn lớn hơn hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời chúng ta. Lỗ đen siêu nhỏ có khả năng là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang) - sự kiện được cho là khai sinh ra vũ trụ. Thiên hà nhỏ nhất lịch sử Segue 2. Thiên hà siêu nhỏ mà con người từng phát hiện chỉ có gần 1.000 ngôi sao và phát ra ánh sáng mờ nhạt. Segue 2 cũng là một trong những thiên hà có độ sáng thấp nhất mà con người từng biết. Độ sáng của dải Ngân Hà lớn gấp 20 tỷ lần so với Segue 2. Phát hiện miệng núi lửa trên sao Hỏa. Những siêu núi lửa từng hoạt động mạnh trên bề mặt sao Hỏa cách đây khoảng 3,5 tỷ năm. Miệng của những siêu núi lửa, từng phun hàng tỷ tấn đất đá vào không trung từng bị nhầm tưởng là những miệng hố khổng lồ trên sao Hỏa từng bị nhầm tưởng là tàn tích của vụ va chạm với thiên thạch. Điểm cận nhật gần nhất trong hệ Mặt trời. 2000 BD19 là tiểu hành tinh với điểm cận nhật gần nhất (cách tiếp cận gần nhất với mặt trời) trong cơ sở dữ liệu JPL. Tiểu hành tinh 2000 BD19 có điểm cận nhật 0.092 AU. Chuẩn tinh lâu đời nhất. Chuẩn tinh ULAS J1120+0641 là một bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn, không phải do độ lớn, mà do tuổi tác của nó. Nó là chuẩn tinh lâu đời nhất được tìm thấy. Nó xuất hiện dưới 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. ULAS J1120+0641 được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nó cũng là chuẩn tinh xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai. Mặt trăng Titan của sao Thổ. Tàu thăm dò không gian Cassini từng gửi về những hình ảnh chụp bề mặt mặt trăng Titan của sao Thổ. Đó là những khu vực dài khoảng 680 mile (hơn 1000 km) chứa đầy mêtan hoặc êtan lỏng nằm ở cực Bắc của mặt trăng này. Titan là một trong những thực thể trong hệ mặt trời có bầu khí quyển đặc biệt và khiến các nhà khoa học mất nhiều thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của nó. Trong bầu khí quyển áp suất cao và lạnh của mặt trăng Titan thì mêtan ở dạng lỏng.
Hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh Kepler-37b được xác nhận là hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời cho đến nay. Nó có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d có kích thước nhỉnh hơn một chút. Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi sao màu vàng giống Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng.
Bong bóng khí đầy bức xạ tia gamma tại Thiên hà Milky Way. Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA từng công bố hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Milky Way, ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng. Bong bóng bức xạ được sinh ra bởi các tia vũ trụ năng lượng cao va chạm với photon năng lượng thấp hơn và gây ra bức xạ nhiệt tia gamma.
Hành tinh Theia. Theia là hành tinh giả thuyết hình thành do va chạm vào khoảng 4 tỷ năm trước. Theia có kích thước xấp xỉ Hỏa Tinh và chiếm chỗ tại vị trí ở điểm Lagrange L4 của hệ Mặt trời-Trái đất.
Bức tường Vĩ đại Sloan (Sloan Great Wall) là một bức tường thiên hà khổng lồ (sợi thiên hà) và là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từng được biết đến, phát hiện được công bố vào ngày 20/10/ 2003. Bức tường dài khoảng 1.37 tỉ năm ánh sáng (1,30×1025 m), xấp xỉ 1/60 lần đường kính của vũ trụ khả kiến, và nằm cách Trái Đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.
Lỗ đen siêu nhỏ. Khi nói đến lỗ đen, người ta thường liên tưởng tới các lỗ đen khổng lồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhìn thấy lỗ đen ấn tượng siêu nhỏ, dù nó vẫn lớn hơn hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời chúng ta. Lỗ đen siêu nhỏ có khả năng là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang) - sự kiện được cho là khai sinh ra vũ trụ.
Thiên hà nhỏ nhất lịch sử Segue 2. Thiên hà siêu nhỏ mà con người từng phát hiện chỉ có gần 1.000 ngôi sao và phát ra ánh sáng mờ nhạt. Segue 2 cũng là một trong những thiên hà có độ sáng thấp nhất mà con người từng biết. Độ sáng của dải Ngân Hà lớn gấp 20 tỷ lần so với Segue 2.
Phát hiện miệng núi lửa trên sao Hỏa. Những siêu núi lửa từng hoạt động mạnh trên bề mặt sao Hỏa cách đây khoảng 3,5 tỷ năm. Miệng của những siêu núi lửa, từng phun hàng tỷ tấn đất đá vào không trung từng bị nhầm tưởng là những miệng hố khổng lồ trên sao Hỏa từng bị nhầm tưởng là tàn tích của vụ va chạm với thiên thạch.
Điểm cận nhật gần nhất trong hệ Mặt trời. 2000 BD19 là tiểu hành tinh với điểm cận nhật gần nhất (cách tiếp cận gần nhất với mặt trời) trong cơ sở dữ liệu JPL. Tiểu hành tinh 2000 BD19 có điểm cận nhật 0.092 AU.
Chuẩn tinh lâu đời nhất. Chuẩn tinh ULAS J1120+0641 là một bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn, không phải do độ lớn, mà do tuổi tác của nó. Nó là chuẩn tinh lâu đời nhất được tìm thấy. Nó xuất hiện dưới 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. ULAS J1120+0641 được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nó cũng là chuẩn tinh xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai.
Mặt trăng Titan của sao Thổ. Tàu thăm dò không gian Cassini từng gửi về những hình ảnh chụp bề mặt mặt trăng Titan của sao Thổ. Đó là những khu vực dài khoảng 680 mile (hơn 1000 km) chứa đầy mêtan hoặc êtan lỏng nằm ở cực Bắc của mặt trăng này. Titan là một trong những thực thể trong hệ mặt trời có bầu khí quyển đặc biệt và khiến các nhà khoa học mất nhiều thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của nó. Trong bầu khí quyển áp suất cao và lạnh của mặt trăng Titan thì mêtan ở dạng lỏng.