Theo ông Phan Anh Tuấn - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc - cho biết, sáng ngày 29/8, Hạt Kiểm lâm Can Lộc phối hợp với chính quyền xã Gia Hanh bàn giao 1 cá thể rắn hổ mang chúa cho Ban quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang để tái thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Lao động.Con rắn hổ mang chúa do một người dân ở xã Gia Hanh (Can Lộc) đã bắt được vào ngày 28/8 khi nó bò vào trang trại chăn nuôi. Nhận thấy đây là loài động vật hoang dã quý hiếm nên sau khi bắt được, người dân đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc để giao nộp. Cá thể rắn hổ mang chúa do người dân này giao nộp dài được bàn giao dài hơn 3m, nặng khoảng 5,5 kg và ở trong tình trạng khỏe mạnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus Hannah. Chúng thuộc nhóm IB, là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt. Do là loại rắn thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nên giới chức trách nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán rắn hổ mang chúa vì mục đích thương mại. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Loài rắn hổ mang chúa phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc... Khi trưởng thành, chúng có chiều dài khoảng 3 - 6m, nặng khoảng 6 kg. Với kích thước trên, rắn hổ mang chúa là loài dài nhất trong số các loài rắn độc. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Màu sắc của rắn hổ mang chúa có thể rất khác nhau giữa các khu vực. Chúng sống ở nhiều môi trường sống khác nhau bao gồm: rừng, bụi tre, đầm lầy ngập mặn, đồng cỏ cao và sông. Ảnh: Lao động.Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang chúa là: các loài rắn khác kể cả rắn có nọc độc và không có nọc độc. Ngoài ra, chúng cũng ăn thằn lằn, trứng và động vật có vú nhỏ. Ảnh: Lao động.Sau một bữa ăn lớn, rắn hổ mang chúa có thể sống trong nhiều tháng mà không cần ăn thêm thứ gì vì tốc độ trao đổi chất chậm. Khi thức ăn khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn các động vật có xương sống nhỏ khác như chim và thằn lằn. Ảnh: Flickr.Trong thế giới động vật, rắn hổ mang chúa là loài rắn duy nhất trên thế giới xây tổ để ấp trứng. Khi trứng rắn hổ mang bắt đầu nở, rắn hổ mang chúa cái sẽ rời tổ để đi kiếm thức ăn cho mình và quan trong hơn là chống lại ham muốn ăn thịt con của mình. Ảnh: Thainationalparks.Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Khi đối đầu với con mồi, chúng có thể nâng 1/3 cơ thể lên khỏi mặt đất để tấn công. Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa muốn nuốt trọn con mồi lớn hơn đầu nó rất nhiều. Ảnh: Thainationalparks.Nọc độc của rắn hổ mang không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc nhưng lượng chất độc mà chúng cung cấp trong một vết cắn đủ để giết chết 20 người hoặc thậm chí một con voi. Theo các chuyên gia, nọc độc của rắn hổ mang chúa ảnh hưởng đến các trung tâm hô hấp ở não, có thể gây ngừng hô hấp và suy tim. Ảnh: Thainationalparks.Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THĐT1.
Theo ông Phan Anh Tuấn - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc - cho biết, sáng ngày 29/8, Hạt Kiểm lâm Can Lộc phối hợp với chính quyền xã Gia Hanh bàn giao 1 cá thể rắn hổ mang chúa cho Ban quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang để tái thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Lao động.
Con rắn hổ mang chúa do một người dân ở xã Gia Hanh (Can Lộc) đã bắt được vào ngày 28/8 khi nó bò vào trang trại chăn nuôi. Nhận thấy đây là loài động vật hoang dã quý hiếm nên sau khi bắt được, người dân đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc để giao nộp. Cá thể rắn hổ mang chúa do người dân này giao nộp dài được bàn giao dài hơn 3m, nặng khoảng 5,5 kg và ở trong tình trạng khỏe mạnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus Hannah. Chúng thuộc nhóm IB, là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt. Do là loại rắn thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nên giới chức trách nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán rắn hổ mang chúa vì mục đích thương mại. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Loài rắn hổ mang chúa phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc... Khi trưởng thành, chúng có chiều dài khoảng 3 - 6m, nặng khoảng 6 kg. Với kích thước trên, rắn hổ mang chúa là loài dài nhất trong số các loài rắn độc. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Màu sắc của rắn hổ mang chúa có thể rất khác nhau giữa các khu vực. Chúng sống ở nhiều môi trường sống khác nhau bao gồm: rừng, bụi tre, đầm lầy ngập mặn, đồng cỏ cao và sông. Ảnh: Lao động.
Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang chúa là: các loài rắn khác kể cả rắn có nọc độc và không có nọc độc. Ngoài ra, chúng cũng ăn thằn lằn, trứng và động vật có vú nhỏ. Ảnh: Lao động.
Sau một bữa ăn lớn, rắn hổ mang chúa có thể sống trong nhiều tháng mà không cần ăn thêm thứ gì vì tốc độ trao đổi chất chậm. Khi thức ăn khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn các động vật có xương sống nhỏ khác như chim và thằn lằn. Ảnh: Flickr.
Trong thế giới động vật, rắn hổ mang chúa là loài rắn duy nhất trên thế giới xây tổ để ấp trứng. Khi trứng rắn hổ mang bắt đầu nở, rắn hổ mang chúa cái sẽ rời tổ để đi kiếm thức ăn cho mình và quan trong hơn là chống lại ham muốn ăn thịt con của mình. Ảnh: Thainationalparks.
Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Khi đối đầu với con mồi, chúng có thể nâng 1/3 cơ thể lên khỏi mặt đất để tấn công. Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa muốn nuốt trọn con mồi lớn hơn đầu nó rất nhiều. Ảnh: Thainationalparks.
Nọc độc của rắn hổ mang không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc nhưng lượng chất độc mà chúng cung cấp trong một vết cắn đủ để giết chết 20 người hoặc thậm chí một con voi. Theo các chuyên gia, nọc độc của rắn hổ mang chúa ảnh hưởng đến các trung tâm hô hấp ở não, có thể gây ngừng hô hấp và suy tim. Ảnh: Thainationalparks.
Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THĐT1.