Vén màn ngôi làng 'bị nguyền rủa' không có trên bản đồ tại Nhật Bản

Google News

Rất nhiều người dân Nhật Bản đã nghe kể về ngôi làng bị nguyền rủa có tên Inunaki, tồn tại sau đường hầm Inunaki. Vậy sự thật đằng sau là gì?

Có một ngôi làng ở Nhật Bản, nơi người ta luôn nghe thấy tiếng la hét của mọi người. Nếu ai đó vô tình đi lạc vào làng thì vĩnh viễn không trở ra bởi dân làng thường trừ khử vị khách không mời một cách tàn nhẫn. Những câu chuyện về ngôi làng này đã được đăng tải trên nhiều tờ báo của Nhật Bản, nhưng trên thực tế rất khó tìm thấy nó bởi nó không xuất hiện trên bất kỳ tấm bản đồ nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ngôi làng kỳ lạ có cái tên Inunaki để xem có bao nhiêu điều được nói ở trên là sự thật.

Inunaki là ngôi làng bị người dân Nhật Bản coi là lời nguyền và ám ảnh. Người ta nói rằng khi bạn đi qua đường hầm cũ Inunaki thì chỉ cần đi thêm một đoạn ngắn là tới làng Inunaki. Con đường này khá nhỏ và khuất nên khó tìm thấy. Ở lối vào làng, bạn sẽ thấy một tấm biển ghi rõ rằng hiến pháp và luật pháp Nhật Bản không áp dụng ngoài điểm này. Đi một chút xa hơn, bạn sẽ thấy một ngôi nhà đổ nát, phía trước là hài cốt của một cặp đôi không may đã bước vào ngôi làng và không bao giờ trở lại. Nếu bạn vẫn tiếp tục đi, bạn sẽ gặp nhiều bẫy chết người sẵn sàng đoạt mạng bạn. Nếu may mắn thoát khỏi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những người trong ngôi làng đầy nguy hiểm này. Họ sẽ bắt và sát hại bạn một cách tàn bạo.

Nhưng tất cả người dân trong làng Inunaki đều được coi là đã chết và ở đây chỉ có linh hồn ma quỷ của họ lang thang. Họ không thích bất kỳ du khách nào bước vào ngôi làng này. Nó bị cô lập với thế giới bên ngoài và sự tồn tại của nó luôn bị nghi ngờ.

Ven man ngoi lang 'bi nguyen rua' khong co tren ban do tai Nhat Ban

Đường hầm Inunaki bị cảnh sát niêm phong càng khiến người dân tò mò. Ảnh: Internet

Theo bộ phim "Howling Village", khi vào làng Inunaki, người ta sẽ đi qua một cánh cổng thời gian để đến được thời điểm ngôi làng thực sự tồn tại. Một giai thoại rất nổi tiếng liên quan đến giả thuyết đường hầm Inunaki chính là cánh cổng thời gian của người đầu tiên kể chuyện về ngôi làng.

Vì vậy, vào năm 1999, một công ty Tele-Networking của Nhật Bản đã nhận được lá thư nặc danh có tựa đề "Ngôi làng ở Nhật Bản không thuộc về Nhật Bản". Bất cứ điều gì được mô tả về Inunaki trong bức thư này vẫn còn sống động như truyền thuyết về làng Inunaki mà chúng ta biết ngày nay. Ai đã gửi bức thư này, tại sao và nó được gửi từ đâu cho đến nay vẫn là bí ẩn.

Ven man ngoi lang 'bi nguyen rua' khong co tren ban do tai Nhat Ban-Hinh-2

Nhiều người đã lẻn vào đây để khám phá sự thật. Ảnh: Internet
Người dân chỉ biết rõ rằng những dòng chữ được sử dụng trong bức thư này giống với kinh sách cổ của Nhật Bản và người ẩn danh đã kể chi tiết về con đường dẫn đến làng Inunaki. Theo ông, có một con đường nhỏ đi qua đường hầm Inunaki, càng đi xa thì càng trở nên ngắn hơn. Cuối cùng, có một ngôi làng không tồn tại trên bản đồ và ở đó có một tấm biển như đã nói ở trên. Sau khi vượt qua biển báo này, người ta có thể vào làng Inunaki.
Qua bức thư này, người nặc danh cũng tuyên bố rằng dân làng Inunaki bị điên và họ luôn tiếp tục thực hiện một số nghi lễ. Họ không thích bất cứ ai có thể vào làng nên sẽ không để bất kỳ du khách nào còn sống sau khi đến đây. Ông cũng đã yêu cầu kênh truyền hình điều tra càng sớm càng tốt để biết sự thật và cảnh báo những người khác đừng bao giờ đến đó.
Giờ đây, rất nhiều câu hỏi xoay quanh người viết lá thư này. Họ biết nhiều về Inunaki như vậy, phải chăng người đó đến từ làng Inunaki. Người ta cũng kể rằng ngày xưa, người làng Inunaki bị các cộng đồng khác coi là kẻ tấn công và dần bị xa lánh. Sau đó, họ tập hợp với nhau tại một ngôi làng tên là Inunaki và dần trở nên bạo lực. Họ không cho phép người dân của bất kỳ cộng đồng nào khác vào khu vực của mình. Ngày nay, người ta đã xây một con đập ở vị trí của ngôi làng. Và nếu từng tồn tại một ngôi làng tên Inunaki thì nó đã chìm dưới nước.

Một truyền thuyết khác kể rằng có một bốt điện thoại gần cầu Inunaki. Tại đây, cứ đúng 2 giờ đêm sẽ có một cuộc gọi đến từ làng Inunaki, bất kỳ ai nhấc máy thì đường đến làng tự động mở ra. Đi vào làng chắc chắn mất mạng, nhưng kể cả sống sót trở ra thì người đó sẽ bị nguyền rủa mãi mãi. Do lời nguyền này, một người bị mất kiểm soát cơ thể và tâm trí thì cuối cùng cũng mất mạng.

Trong phim "Howling Village", Inunaki được miêu tả là một ngôi làng có người dân bị tra tấn và sát hại. Nhưng trong thực tế, truyền thuyết nổi tiếng nhất về ngôi làng đó là người dân tôn thờ ác quỷ nên vùng đất này mới bị nguyền rủa.

Để làm rõ sự thật, vào năm 1988, một nhóm băng đảng ở Fukuchi đã bắt cóc và sát hại một công nhân, sau đó ném xác anh ta gần đường hầm Inunaki. Vì đường hầm này được xây dựng ở một vị trí hẻo lánh, xa xôi nên nó trở thành nơi để xử lý xác của nhiều băng đảng như vậy. Cho đến năm 2000, vô số xác chết liên tục bị ném xuống đây, sau đó cảnh sát đã phong tỏa lối vào đường hầm này. Khi tin tức về làng Inunaki lan truyền, một số người bắt đầu tin rằng cảnh sát đang giấu họ điều gì đó nên mới phải phong tỏa đường hầm. Có người còn lẻn vào bên trong đường hầm để tìm hiểu sự thật.

Còn về làng Inunaki, nó thật sự tồn tại vào khoảng năm 1691. Đến năm 1889, nó sáp nhập vào làng Yoshikawa gần đó. Qua nhiều năm, Yoshikawa lại sáp nhập một lần nữa với Thành phố Miyawaka và do đó không có ghi chép nào về nó trên bản đồ.

Hiện nay, nhiều người cho rằng những câu chuyện về làng Inunaki chẳng qua là chuyện bịa. Mặt khác, nhiều người liên tưởng nó với cánh cổng thời gian và những âm mưu của chính phủ. Và để tìm hiểu thực tế, nhiều nhà thám hiểm đã liên tục ghé thăm nơi này, nhờ đó mà nó càng trở nên nổi tiếng hơn. Đối với lời nguyền Inunaki, không có bằng chứng chắc chắn nào xác thực.

Chừng nào ngôi làng Inunaki còn gắn liền với những thuyết âm mưu thì những truyền thuyết về nó sẽ vẫn còn tồn tại trong lòng người dân. Có vẻ như những câu chuyện kể về làng Inunaki và dân làng đều là tự tạo và không có ngôi làng nào như vậy tồn tại trên thực tế. Nhưng sự thật thực sự là gì thì không ai biết.

Theo PV/Văn hóa và Phát triển

>> xem thêm

Bình luận(0)