Đồng hồ Ngày tận thế được một nhóm các nhà khoa học tạo ra vào năm 1947. Trong số này có nhà khoa học nổi tiếng thế giới Albert Einstein. Là thiết bị mang tính tượng trưng, đồng hồ Ngày tận thế giúp công chúng hiểu được thế giới đang ở gần thời điểm diệt vong đến mức nào. Thời điểm nửa đêm trên mặt đồng hồ đánh dấu sự kết thúc của nhân loại.Những yếu tố tác động đến quyết định đặt mốc thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế được các chuyên gia xem xét bao gồm: căng thẳng địa chính trị, nguy cơ nổ ra xung đột sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự phát triển của công nghệ, tình trạng biến đổi khí hậu và sự bùng phát của đại dịch.Nhóm chuyên gia sẽ đặt đồng hồ ở xa hơn hoặc gần hơn thời điểm nửa đêm sau khi đánh giá những mối đe dọa đến sự tồn vong của loài người ở từng thời điểm. Chiếc đồng hồ là một phép ẩn dụ kép nhằm cảnh báo về một thảm họa diệt vong sắp xảy ra và khoảng thời gian còn lại để thế giới chuẩn bị phòng tránh vấn đề này.Về cách vận hành, tổ chức phi lợi nhuận có tên Bulletin of the Atomic Scientists ở thành phố Chicago, Mỹ chịu trách nhiệm cập nhật thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế mỗi năm dựa trên những mối đe dọa hiện hành đối với sự tồn vong của loài người cũng như Trái đất.Nhóm nhà khoa học chịu trách nhiệm đặt thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế đều là các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau như: công nghệ hạt nhân và khoa học khí hậu. Theo các thông tin được công bố, nhóm chuyên gia gồm 13 nhà khoa học đạt giải Nobel, sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các sự kiện lớn trên thế giới để quyết định vị trí đặt các kim trên đồng hồ Ngày tận thế.Hiện kim của đồng hồ đang ở khoảng cách gần nhất với ngày tận thế kể từ khi nó được đưa vào sử dụng. Những rủi ro ngày càng tăng trong cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến kim của chiếc đồng hồ tiến thêm một mức, tương ứng với 10 giây. Theo đó, chỉ còn 90 giây là đến nửa đêm. Đây là mức gần nhất mà chiếc đồng hồ Ngày tận thế từng được các nhà khoa học quyết định điều chỉnh.Trong 3 năm qua, đồng hồ đã dừng lại ở con số 100 giây đến nửa đêm, lơ lửng ở điểm gần nhất từ trước đến nay trước khi chạm đến mức cảnh báo nhân loại tuyệt chủng.Trước tình hình này, Mary Robinson - Chủ tịch tổ chức nhân quyền The Elders và cựu Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho hay đồng hồ Ngày tận thế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nhân loại."Từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon đến tăng cường các hiệp ước kiểm soát vũ khí và đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch, chúng tôi biết cần phải làm gì. Khoa học đang làm việc hết sức nhưng ý chí chính trị còn thiếu. Điều này phải thay đổi vào năm 2023 nếu chúng ta muốn ngăn chặn thảm họa diệt vong xảy ra trên toàn cầu", bà Robinson nói.Theo bà Robinson, thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hiện sinh và các nhà lãnh đạo cần một tư duy giải pháp cho những vấn đề khủng hoảng trên thế giới. Khi ấy, nhân loại mới thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng cảnh núi lửa phun trào như “ngày tận thế”.
Đồng hồ Ngày tận thế được một nhóm các nhà khoa học tạo ra vào năm 1947. Trong số này có nhà khoa học nổi tiếng thế giới Albert Einstein. Là thiết bị mang tính tượng trưng, đồng hồ Ngày tận thế giúp công chúng hiểu được thế giới đang ở gần thời điểm diệt vong đến mức nào. Thời điểm nửa đêm trên mặt đồng hồ đánh dấu sự kết thúc của nhân loại.
Những yếu tố tác động đến quyết định đặt mốc thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế được các chuyên gia xem xét bao gồm: căng thẳng địa chính trị, nguy cơ nổ ra xung đột sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự phát triển của công nghệ, tình trạng biến đổi khí hậu và sự bùng phát của đại dịch.
Nhóm chuyên gia sẽ đặt đồng hồ ở xa hơn hoặc gần hơn thời điểm nửa đêm sau khi đánh giá những mối đe dọa đến sự tồn vong của loài người ở từng thời điểm. Chiếc đồng hồ là một phép ẩn dụ kép nhằm cảnh báo về một thảm họa diệt vong sắp xảy ra và khoảng thời gian còn lại để thế giới chuẩn bị phòng tránh vấn đề này.
Về cách vận hành, tổ chức phi lợi nhuận có tên Bulletin of the Atomic Scientists ở thành phố Chicago, Mỹ chịu trách nhiệm cập nhật thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế mỗi năm dựa trên những mối đe dọa hiện hành đối với sự tồn vong của loài người cũng như Trái đất.
Nhóm nhà khoa học chịu trách nhiệm đặt thời gian trên đồng hồ Ngày tận thế đều là các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau như: công nghệ hạt nhân và khoa học khí hậu. Theo các thông tin được công bố, nhóm chuyên gia gồm 13 nhà khoa học đạt giải Nobel, sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các sự kiện lớn trên thế giới để quyết định vị trí đặt các kim trên đồng hồ Ngày tận thế.
Hiện kim của đồng hồ đang ở khoảng cách gần nhất với ngày tận thế kể từ khi nó được đưa vào sử dụng. Những rủi ro ngày càng tăng trong cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến kim của chiếc đồng hồ tiến thêm một mức, tương ứng với 10 giây. Theo đó, chỉ còn 90 giây là đến nửa đêm. Đây là mức gần nhất mà chiếc đồng hồ Ngày tận thế từng được các nhà khoa học quyết định điều chỉnh.
Trong 3 năm qua, đồng hồ đã dừng lại ở con số 100 giây đến nửa đêm, lơ lửng ở điểm gần nhất từ trước đến nay trước khi chạm đến mức cảnh báo nhân loại tuyệt chủng.
Trước tình hình này, Mary Robinson - Chủ tịch tổ chức nhân quyền The Elders và cựu Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho hay đồng hồ Ngày tận thế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nhân loại.
"Từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon đến tăng cường các hiệp ước kiểm soát vũ khí và đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch, chúng tôi biết cần phải làm gì. Khoa học đang làm việc hết sức nhưng ý chí chính trị còn thiếu. Điều này phải thay đổi vào năm 2023 nếu chúng ta muốn ngăn chặn thảm họa diệt vong xảy ra trên toàn cầu", bà Robinson nói.
Theo bà Robinson, thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hiện sinh và các nhà lãnh đạo cần một tư duy giải pháp cho những vấn đề khủng hoảng trên thế giới. Khi ấy, nhân loại mới thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng cảnh núi lửa phun trào như “ngày tận thế”.