Tấm thảm dệt Ngày tận thế được trưng bày tại lâu đài Angers thuộc tỉnh Maine-et-Loire, miền Tây nước Pháp. Vào ngàu 24/5 vừa qua, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa tấm thảm Ngày tận thế vào danh sách Ký ức của Thế giới. Danh sách Ký ức của Thế giới là nơi tập hợp khoảng 500 di sản, tư liệu mang ý nghĩa quốc tế và giá trị phổ quát nổi bật toàn thế giới.Tấm thảm Ngày tận thế được Công tước Louis I của xứ Anjou, con trai vua Jean le Bon và là anh trai của vua Charles V đặt làm vào khoảng năm 1375.Sau 9 năm thực hiện, tấm thảm dệt Ngày tận thế được hoàn thành với kích thước ban đầu là 140mx6m, gồm nhiều mảnh.Được coi là tuyệt tác nghệ thuật thời Trung cổ của phương Tây, tấm thảm Ngày tận thế thường được trưng bày trong các buổi lễ lớn trước công chúng. Đồng thời, tấm thảm như sự khẳng định tham vọng chính trị của hoàng tử, Công tước Louis I xứ Anjou.Hiện kích thước của tấm thảm dệt Ngày tận thế chỉ còn hơn 100mx4,5m. Dù vậy, nó vẫn là tấm thảm dài nhất và lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử Trung cổ được bảo tồn đến ngày nay.Tấm thảm Ngày tận thế được hoàn thành nhờ kỹ thuật dệt tinh xảo bằng sợi len. Với 67 miếng ghép lớn tạo thành, tấm thảm trở thành một bức tranh "khủng" với diện tích gần 500 m2.Bức tranh lớn này minh họa cuốn sách cuối cùng của bộ Kinh thánh Tân ước mang tên "Khải huyền" hay còn gọi là "Ngày tận thế của Thánh Jean" mô tả cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.Với những cảnh miêu tả Ngày tận thế, các câu chuyện trên tấm thảm còn gây chú ý khi phản ánh thực trạng của thế giới trong thế kỷ 14. Khi ấy, nhân loại phải đối mặt với chiến tranh, bệnh tật và nghèo đói.Vua René trao lại tấm thảm Ngày tận thế cho Nhà thờ Saint-Maurice d'Angers vào năm 1474. Sau đó, tấm thảm được công nhận là di tích lịch sử Pháp năm 1902 và xung vào Danh mục tài sản quốc gia Pháp từ năm 1905.Kể từ năm 1952, theo thỏa thuận được ký kết giữa Giám mục Angers và Nhà nước Pháp, những mảnh còn lại của tấm thảm Ngày tận thế được trưng bày vĩnh viễn tại lâu đài Angers và do Trung tâm Di tích Quốc gia quản lý.Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.
Tấm thảm dệt Ngày tận thế được trưng bày tại lâu đài Angers thuộc tỉnh Maine-et-Loire, miền Tây nước Pháp. Vào ngàu 24/5 vừa qua, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa tấm thảm Ngày tận thế vào danh sách Ký ức của Thế giới. Danh sách Ký ức của Thế giới là nơi tập hợp khoảng 500 di sản, tư liệu mang ý nghĩa quốc tế và giá trị phổ quát nổi bật toàn thế giới.
Tấm thảm Ngày tận thế được Công tước Louis I của xứ Anjou, con trai vua Jean le Bon và là anh trai của vua Charles V đặt làm vào khoảng năm 1375.
Sau 9 năm thực hiện, tấm thảm dệt Ngày tận thế được hoàn thành với kích thước ban đầu là 140mx6m, gồm nhiều mảnh.
Được coi là tuyệt tác nghệ thuật thời Trung cổ của phương Tây, tấm thảm Ngày tận thế thường được trưng bày trong các buổi lễ lớn trước công chúng. Đồng thời, tấm thảm như sự khẳng định tham vọng chính trị của hoàng tử, Công tước Louis I xứ Anjou.
Hiện kích thước của tấm thảm dệt Ngày tận thế chỉ còn hơn 100mx4,5m. Dù vậy, nó vẫn là tấm thảm dài nhất và lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử Trung cổ được bảo tồn đến ngày nay.
Tấm thảm Ngày tận thế được hoàn thành nhờ kỹ thuật dệt tinh xảo bằng sợi len. Với 67 miếng ghép lớn tạo thành, tấm thảm trở thành một bức tranh "khủng" với diện tích gần 500 m2.
Bức tranh lớn này minh họa cuốn sách cuối cùng của bộ Kinh thánh Tân ước mang tên "Khải huyền" hay còn gọi là "Ngày tận thế của Thánh Jean" mô tả cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Với những cảnh miêu tả Ngày tận thế, các câu chuyện trên tấm thảm còn gây chú ý khi phản ánh thực trạng của thế giới trong thế kỷ 14. Khi ấy, nhân loại phải đối mặt với chiến tranh, bệnh tật và nghèo đói.
Vua René trao lại tấm thảm Ngày tận thế cho Nhà thờ Saint-Maurice d'Angers vào năm 1474. Sau đó, tấm thảm được công nhận là di tích lịch sử Pháp năm 1902 và xung vào Danh mục tài sản quốc gia Pháp từ năm 1905.
Kể từ năm 1952, theo thỏa thuận được ký kết giữa Giám mục Angers và Nhà nước Pháp, những mảnh còn lại của tấm thảm Ngày tận thế được trưng bày vĩnh viễn tại lâu đài Angers và do Trung tâm Di tích Quốc gia quản lý.
Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.