Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Henry Hsieh từ Viện Khoa học hành tinh đã sử dụng dữ liệu kính thiên văn khảo sát ATLAS để quan sát hiện tượng bất ngờ ở tiểu hành tinh 2005 QN137.Sau khi quan sát, các nhà khoa học kết luận hiện tượng bất thường của tiểu hành tinh này là sự thăng hoa của vật chất băng giá. Nói cách khác, 2005 QN137 vừa tự tạo ra quầng coma, tức ''đầu sao chổi'', và kéo theo đó là một chiếc đuôi đá bụi y như sao chổi."Nó phù hợp với các định nghĩa vật lý về một sao chổi ở chỗ nó là băng giá và đang phóng bụi vào không gian, mặc dù nó có quỹ đạo của một tiểu hành tinh. Tính hai mặt này và sự xóa nhoà ranh giới giữa tiểu hành tinh và sao chổi khiến vật thể này trở nên thú vị'', tác giả của nghiên cứu giải thích.Chiếc đuôi của 2005 QN137 rất hẹp, cho thấy vật chất trôi ra khỏi vật thể chính rất chậm, yếu hơn các sao chổi thông thường rất nhiều.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thứ gì là thủ phạm của hiện tượng ''biến hình'' và giải phóng vật chất này.Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, vật thể kỳ lạ này nên được công nhận là sao chổi lẫn tiểu hành tinh.Trước đó, có khoảng 20 vật thể bị nghi ngờ có sự biến đổi kỳ lạ như thế, nhưng 2005 QN137 là tiểu hành tinh - sao chổi đầu tiên được phân tích rõ ràng.Tiểu hành tinh là các vật thể bằng đá có kích thước nhỏ hơn các hành tinh và thường bị bỏ sót lại trong quá trình hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta.Khi hỗn hợp khí gas và bụi trong vũ trụ tập hợp lại để hình thành nên Mặt Trời, thì phần lớn các "vật liệu" còn lại sẽ đi lại gần nhau, kết hợp với nhau tạo nên các hành tinh đá và khí khổng lồ ở vũ trụ.Các mảnh bụi nhỏ hơn không tham gia vào quá trình hình thành các hành tinh nói trên sẽ được bỏ lại và có tên gọi là tiểu hành tinh.Sao chổi cũng được hình thành từ các vật liệu còn sót lại trong quá trình hệ mặt trời được hình thành, và chúng được tạo ra cùng thời kỳ với các tiểu hành tinh.Tuy nhiên, các tiểu hành tinh được hình thành hướng tới các vùng bên trong của Hệ Mặt trời, nơi nhiệt độ cao hơn và do đó chỉ có đá hoặc kim loại mới có thể tồn tại vững chắc mà không bị tan chảy.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Henry Hsieh từ Viện Khoa học hành tinh đã sử dụng dữ liệu kính thiên văn khảo sát ATLAS để quan sát hiện tượng bất ngờ ở tiểu hành tinh 2005 QN137.
Sau khi quan sát, các nhà khoa học kết luận hiện tượng bất thường của tiểu hành tinh này là sự thăng hoa của vật chất băng giá. Nói cách khác, 2005 QN137 vừa tự tạo ra quầng coma, tức ''đầu sao chổi'', và kéo theo đó là một chiếc đuôi đá bụi y như sao chổi.
"Nó phù hợp với các định nghĩa vật lý về một sao chổi ở chỗ nó là băng giá và đang phóng bụi vào không gian, mặc dù nó có quỹ đạo của một tiểu hành tinh. Tính hai mặt này và sự xóa nhoà ranh giới giữa tiểu hành tinh và sao chổi khiến vật thể này trở nên thú vị'', tác giả của nghiên cứu giải thích.
Chiếc đuôi của 2005 QN137 rất hẹp, cho thấy vật chất trôi ra khỏi vật thể chính rất chậm, yếu hơn các sao chổi thông thường rất nhiều.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thứ gì là thủ phạm của hiện tượng ''biến hình'' và giải phóng vật chất này.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, vật thể kỳ lạ này nên được công nhận là sao chổi lẫn tiểu hành tinh.
Trước đó, có khoảng 20 vật thể bị nghi ngờ có sự biến đổi kỳ lạ như thế, nhưng 2005 QN137 là tiểu hành tinh - sao chổi đầu tiên được phân tích rõ ràng.
Tiểu hành tinh là các vật thể bằng đá có kích thước nhỏ hơn các hành tinh và thường bị bỏ sót lại trong quá trình hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta.
Khi hỗn hợp khí gas và bụi trong vũ trụ tập hợp lại để hình thành nên Mặt Trời, thì phần lớn các "vật liệu" còn lại sẽ đi lại gần nhau, kết hợp với nhau tạo nên các hành tinh đá và khí khổng lồ ở vũ trụ.
Các mảnh bụi nhỏ hơn không tham gia vào quá trình hình thành các hành tinh nói trên sẽ được bỏ lại và có tên gọi là tiểu hành tinh.
Sao chổi cũng được hình thành từ các vật liệu còn sót lại trong quá trình hệ mặt trời được hình thành, và chúng được tạo ra cùng thời kỳ với các tiểu hành tinh.
Tuy nhiên, các tiểu hành tinh được hình thành hướng tới các vùng bên trong của Hệ Mặt trời, nơi nhiệt độ cao hơn và do đó chỉ có đá hoặc kim loại mới có thể tồn tại vững chắc mà không bị tan chảy.