Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới đang có cơ hội duy nhất trong đời để chiêm ngưỡng màn trình diễn của sao chổi Neowise cực hiếm.Sao chổi Neowise, còn gọi là C/2020, đến từ những nơi xa nhất trong hệ mặt trời. Hiện tượng này sau 7000 năm mới xuất hiện và sẽ không quay trở lại hành tinh xanh cho đến tận năm 8.786.Neowise đã tiếp cận gần với mặt trời vào ngày 3/7 và sẽ băng qua quỹ đạo Trái Đất vào khoảng giữa tháng 8.Trước đó, vào ngày 27/3, qua lăng kính thiên văn vũ trụ Neowise của NASA, các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một sao chổi nhỏ mờ bay qua hành tinh chúng ta. Tuy nhiên không chú ý nhiều vì ánh sáng phát ra lúc đó rất yếu.Thật kỳ diệu, sao chổi C/2020 đã không bị thiêu rụi qua đợt tiếp cận mặt trời và đang quay ngược về Trái Đất với độ sáng ngày một lớn hơn.Dự kiến, bắt đầu từ ngày 12/7, sao chổi C/2020 sẽ trở nên rõ nét hơn trên bầu trời đêm phía Tây Bắc, sau đó vị trí của sao chổi sẽ cao lên dần và bùng sáng mạnh.Ngày 22/7, sao chổi này sẽ ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, đây cũng là thời điểm quan sát rất lý tưởng và hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường.Đến ngày 25/7 sao chổi sẽ nằm tại góc 30 độ từ đường chân trời phía Tây Nam, sau khi mặt trời lặn.Ngay cả các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế cũng quan sát được hiện tượng này từ vị trí thuận lợi.Tuy có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng sử dụng ống nhòm sẽ giúp người xem chiêm ngưỡng rõ hơn lõi trung tâm của sao chổi, cho đến đuôi dài, sọc của nó, trông hơi giống chùm đèn pin hướng lên.Giám sát viên Joe Masiero, Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết, đây là sao chổi sáng nhất xuất hiện bay qua Trái Đất kể từ giữa những năm 1990.
Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới đang có cơ hội duy nhất trong đời để chiêm ngưỡng màn trình diễn của sao chổi Neowise cực hiếm.
Sao chổi Neowise, còn gọi là C/2020, đến từ những nơi xa nhất trong hệ mặt trời. Hiện tượng này sau 7000 năm mới xuất hiện và sẽ không quay trở lại hành tinh xanh cho đến tận năm 8.786.
Neowise đã tiếp cận gần với mặt trời vào ngày 3/7 và sẽ băng qua quỹ đạo Trái Đất vào khoảng giữa tháng 8.
Trước đó, vào ngày 27/3, qua lăng kính thiên văn vũ trụ Neowise của NASA, các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một sao chổi nhỏ mờ bay qua hành tinh chúng ta. Tuy nhiên không chú ý nhiều vì ánh sáng phát ra lúc đó rất yếu.
Thật kỳ diệu, sao chổi C/2020 đã không bị thiêu rụi qua đợt tiếp cận mặt trời và đang quay ngược về Trái Đất với độ sáng ngày một lớn hơn.
Dự kiến, bắt đầu từ ngày 12/7, sao chổi C/2020 sẽ trở nên rõ nét hơn trên bầu trời đêm phía Tây Bắc, sau đó vị trí của sao chổi sẽ cao lên dần và bùng sáng mạnh.
Ngày 22/7, sao chổi này sẽ ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, đây cũng là thời điểm quan sát rất lý tưởng và hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường.
Đến ngày 25/7 sao chổi sẽ nằm tại góc 30 độ từ đường chân trời phía Tây Nam, sau khi mặt trời lặn.
Ngay cả các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế cũng quan sát được hiện tượng này từ vị trí thuận lợi.
Tuy có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng sử dụng ống nhòm sẽ giúp người xem chiêm ngưỡng rõ hơn lõi trung tâm của sao chổi, cho đến đuôi dài, sọc của nó, trông hơi giống chùm đèn pin hướng lên.
Giám sát viên Joe Masiero, Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết, đây là sao chổi sáng nhất xuất hiện bay qua Trái Đất kể từ giữa những năm 1990.