Được phát hiện vào ngày 17/01/1948 bởi nhà thiên văn học người Mỹ Carl Wirtanen khi ông thực hiện quan sát tại Đài thiên văn Lick (San Jose, California), 46P/Wirtanen là một trong mười sao chổi từng tiếp cận gần Trái Đất nhất trong lịch sử hiện đại.Mới đây, nhà khoa học về sao chổi tại Đại học Johns Hopkins cho biết, 46P / Wirtanen có nồng độ cồn trên aldehyde cao nhất từng được đo trên các sao chổi.Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin về cách các phân tử carbon, oxy và hydro được phân phối trong Hệ Mặt trời sơ khai nơi Wirtanen được hình thành.Dữ liệu của Đài quan sát Keck cũng tiết lộ một đặc điểm kỳ lạ của sao chổi này. Thông thường, khi sao chổi gần Mặt Trời hơn, các hạt đóng băng trong hạt nhân của sao chổi cũng nóng lên, sau đó thăng hoa, chuyển trực tiếp từ băng rắn sang khí, bỏ qua giai đoạn lỏng.Quá trình này được gọi là thoát khí, tạo ra đầu sao chổi - lớp áo choàng khí và bụi khổng lồ phát sáng xung quanh hạt nhân của sao chổi.Khi sao chổi đến gần Mặt Trời hơn nữa, bức xạ mặt trời đẩy một số ở đầu sao chổi đi, tạo ra đuôi sao chổi.Tuy nhiên, với sao chổi 46P/Wirtanen, nhóm nghiên cứu có phát hiện kỳ lạ: Một quá trình khác ngoài bức xạ mặt trời đang làm nóng sao chổi một cách bí ẩn.Đồng tác giả nghiên cứu Erika Gibb, giáo sư và trưởng khoa Khoa Vật lý và Thiên văn Đại học Missouri - St.Louis cho biết, có 2 khả năng để lý giải cho hiện tượng này.Lý giải đầu tiên là phản ứng hóa học trong đó ánh sáng mặt trời có thể ion hóa một số nguyên tử hoặc phân tử ở đầu sao chổi đặc gần hạt nhân, giải phóng các electron vận tốc cao.Khi các electron siêu tích điện này va chạm với phân tử khác, chúng có thể truyền một phần động năng và làm nóng khí nước ở đầu sao chổi.Một khả năng khác là những khối băng rắn bay khỏi 46P/Wirtanen. Những khối băng đó rơi ra khỏi hạt nhân và thăng hoa, giải phóng năng lượng ra xa hơn đầu sao chổi.Các thành phần khác cho sự sống cũng được tìm thấy trên 46P / Wirtanen. Vì vậy "những quả cầu tuyết bẩn thỉu" này có thể cực kỳ quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại của chúng ta mà còn đối với sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Được phát hiện vào ngày 17/01/1948 bởi nhà thiên văn học người Mỹ Carl Wirtanen khi ông thực hiện quan sát tại Đài thiên văn Lick (San Jose, California), 46P/Wirtanen là một trong mười sao chổi từng tiếp cận gần Trái Đất nhất trong lịch sử hiện đại.
Mới đây, nhà khoa học về sao chổi tại Đại học Johns Hopkins cho biết, 46P / Wirtanen có nồng độ cồn trên aldehyde cao nhất từng được đo trên các sao chổi.
Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin về cách các phân tử carbon, oxy và hydro được phân phối trong Hệ Mặt trời sơ khai nơi Wirtanen được hình thành.
Dữ liệu của Đài quan sát Keck cũng tiết lộ một đặc điểm kỳ lạ của sao chổi này. Thông thường, khi sao chổi gần Mặt Trời hơn, các hạt đóng băng trong hạt nhân của sao chổi cũng nóng lên, sau đó thăng hoa, chuyển trực tiếp từ băng rắn sang khí, bỏ qua giai đoạn lỏng.
Quá trình này được gọi là thoát khí, tạo ra đầu sao chổi - lớp áo choàng khí và bụi khổng lồ phát sáng xung quanh hạt nhân của sao chổi.
Khi sao chổi đến gần Mặt Trời hơn nữa, bức xạ mặt trời đẩy một số ở đầu sao chổi đi, tạo ra đuôi sao chổi.
Tuy nhiên, với sao chổi 46P/Wirtanen, nhóm nghiên cứu có phát hiện kỳ lạ: Một quá trình khác ngoài bức xạ mặt trời đang làm nóng sao chổi một cách bí ẩn.
Đồng tác giả nghiên cứu Erika Gibb, giáo sư và trưởng khoa Khoa Vật lý và Thiên văn Đại học Missouri - St.Louis cho biết, có 2 khả năng để lý giải cho hiện tượng này.
Lý giải đầu tiên là phản ứng hóa học trong đó ánh sáng mặt trời có thể ion hóa một số nguyên tử hoặc phân tử ở đầu sao chổi đặc gần hạt nhân, giải phóng các electron vận tốc cao.
Khi các electron siêu tích điện này va chạm với phân tử khác, chúng có thể truyền một phần động năng và làm nóng khí nước ở đầu sao chổi.
Một khả năng khác là những khối băng rắn bay khỏi 46P/Wirtanen. Những khối băng đó rơi ra khỏi hạt nhân và thăng hoa, giải phóng năng lượng ra xa hơn đầu sao chổi.
Các thành phần khác cho sự sống cũng được tìm thấy trên 46P / Wirtanen. Vì vậy "những quả cầu tuyết bẩn thỉu" này có thể cực kỳ quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại của chúng ta mà còn đối với sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ.