Theo giáo sư Brian Greene, nếu nói có 2 loại xuyên không thì không biết các cuộc tranh luận sẽ nổ ra đến mức nào. Thế nhưng, xuyên không đến tương lai lại thực sự có thể xảy ra.Cách du hành thời gian này đã được chính nhà bác học đại tài Einstein chỉ lối cách đây hơn 100 năm. Năm 1935, hai nhà vật lý học Albert Einstein và Nathan Rosen (1909 - 1995) đã cùng nhau sử dụng Thuyết Tương đối tổng quát để xây dựng nên Cầu Einstein-Rosen (hay lỗ giun).Lỗ giun là một vùng không-thời gian cho phép di chuyển với tốc độ cực nhanh từ vũ trụ này sang vũ trụ khác, từ vùng không-thời gian này sang vùng không-thời gian khác chỉ trong "cái chớp mắt".Einstein cũng chỉ ra rằng, nếu bạn ở cạnh một vùng không gian có sức hút cực mạnh như hố đen hoặc sao neutron thì bạn có thể bị hút vào nó. Một khi bị cuốn vào hố đen thì khái niệm thời gian của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với người khác.Nếu bạn sống sót trở về Trái Đất, thì bạn sẽ ở thời điểm tương lai. "Tôi biết, lý thuyết này sẽ gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu nhà khoa học nào cũng đang mong muốn giải mã vấn đề khoa học viễn tưởng này ít nhiều sẽ có chung ý kiến với tôi.", giáo sư Greene cho biết.Đối với một dạng khác của xuyên không đó là xuyên không ngược về quá khứ, giáo sư Greene tin sẽ có nhiều cuộc tranh luận hơn vì số đông chúng ta không tin rằng xuyên không về quá khứ là khả thi.Những người nghiên cứu về du hành thời gian đều biết rằng thực tế có một lỗ hổng rất nhỏ mà các nhà khoa học gọi là lỗ giun. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học cho rằng trong thế giới của chúng ta đang tồn tại vô số những lỗ giun như thế.Những lỗ giun này chính là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Thế nhưng dù có vô vàn những lỗ giun như vậy nhưng việc sử dụng những con tàu vũ trụ tân tiến hiện đại để tiến qua những lỗ này như thế nào lại là chuyện khác.Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ giun được cho là chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó còn quá nhỏ để đưa một con người bước vào nữa là để cho những con tàu vũ trụ tiên tiến có thể sử dụng.Trên thực tế đã có trường hợp đang tồn tại giữa chúng ta được coi là đã đi xuyên được thời gian. Đó là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây.Điều này xuất phát từ sự co giãn thời gian trên vũ trụ, được dựa trên thuyết tương đối của Einstein mà chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển với một vận tốc cực nhanh thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất.Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS và di chuyển với vận tốc 17.000 dặm một giờ. Sergei Krikalev cũng chậm lão hóa hơn khi sống trên không gian so với người thường.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo giáo sư Brian Greene, nếu nói có 2 loại xuyên không thì không biết các cuộc tranh luận sẽ nổ ra đến mức nào. Thế nhưng, xuyên không đến tương lai lại thực sự có thể xảy ra.
Cách du hành thời gian này đã được chính nhà bác học đại tài Einstein chỉ lối cách đây hơn 100 năm. Năm 1935, hai nhà vật lý học Albert Einstein và Nathan Rosen (1909 - 1995) đã cùng nhau sử dụng Thuyết Tương đối tổng quát để xây dựng nên Cầu Einstein-Rosen (hay lỗ giun).
Lỗ giun là một vùng không-thời gian cho phép di chuyển với tốc độ cực nhanh từ vũ trụ này sang vũ trụ khác, từ vùng không-thời gian này sang vùng không-thời gian khác chỉ trong "cái chớp mắt".
Einstein cũng chỉ ra rằng, nếu bạn ở cạnh một vùng không gian có sức hút cực mạnh như hố đen hoặc sao neutron thì bạn có thể bị hút vào nó. Một khi bị cuốn vào hố đen thì khái niệm thời gian của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với người khác.
Nếu bạn sống sót trở về Trái Đất, thì bạn sẽ ở thời điểm tương lai. "Tôi biết, lý thuyết này sẽ gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu nhà khoa học nào cũng đang mong muốn giải mã vấn đề khoa học viễn tưởng này ít nhiều sẽ có chung ý kiến với tôi.", giáo sư Greene cho biết.
Đối với một dạng khác của xuyên không đó là xuyên không ngược về quá khứ, giáo sư Greene tin sẽ có nhiều cuộc tranh luận hơn vì số đông chúng ta không tin rằng xuyên không về quá khứ là khả thi.
Những người nghiên cứu về du hành thời gian đều biết rằng thực tế có một lỗ hổng rất nhỏ mà các nhà khoa học gọi là lỗ giun. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học cho rằng trong thế giới của chúng ta đang tồn tại vô số những lỗ giun như thế.
Những lỗ giun này chính là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Thế nhưng dù có vô vàn những lỗ giun như vậy nhưng việc sử dụng những con tàu vũ trụ tân tiến hiện đại để tiến qua những lỗ này như thế nào lại là chuyện khác.
Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ giun được cho là chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó còn quá nhỏ để đưa một con người bước vào nữa là để cho những con tàu vũ trụ tiên tiến có thể sử dụng.
Trên thực tế đã có trường hợp đang tồn tại giữa chúng ta được coi là đã đi xuyên được thời gian. Đó là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây.
Điều này xuất phát từ sự co giãn thời gian trên vũ trụ, được dựa trên thuyết tương đối của Einstein mà chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển với một vận tốc cực nhanh thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất.
Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS và di chuyển với vận tốc 17.000 dặm một giờ. Sergei Krikalev cũng chậm lão hóa hơn khi sống trên không gian so với người thường.