Nhiều bức tượng thần, bức chạm khắc về giới quý tộc cổ đại từ vùng Lưỡng Hà (khu vực Trung Đông) cho đến Mexico (thuộc Nam Mỹ), các bức tượng từ thời văn minh Sumer, Phoenicia, Assyria và Etrusca đều cầm trong tay một chiếc túi xách có nhiều nét tương đồng với loại túi của phụ nữ hiện đại ngày nay.Khu vực Lưỡng Hà là cái nôi của nền văn minh hiện đại, biểu tượng chiếc túi xách bí ẩn có thể được nhìn thấy ở vô số bức tượng và bức chạm khắc đá, có niên đại từ tận 10.000 TCN như bằng chứng cho hiện tượng du hành thời gian.Vật thể giống túi xách cũng xuất hiện ở bên kia đại dương, tại khu vực Nam Mỹ, cụ thể ở Tula, một di chỉ khảo cổ ở Mexico từng là thủ phủ của đế chế Toltec sau sự sụp đổ của thành cổ Teotihuacan.Chúng cũng đã được phát hiện trên các bức chạm khắc ở Indonesia. Những người theo thuyết âm mưu cho rằng chúng được mang trở về thời đó bởi những người du hành thời gian từ tương lai.Sau đó chúng được chạm khắc vào các bức tượng, hoặc chúng là một loại công nghệ ngoài hành tinh nào đó được cung cấp cho tổ tiên chúng ta.Tại sao biểu tượng túi xách lại xuất hiện từ thời cổ xưa như vậy? Liệu nó đại diện cho cái gì? Đây có phải là tri thức bí mật do các vị thần ban tặng? Hay đó là một dạng công nghệ mà chúng ta đã lãng quên?Hàng loạt câu hỏi được đặt ra nhưng không ai có thể giải mã. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số truyền thuyết và huyền thoại nhất định cho thấy các nền văn minh cổ đại có thể sở hữu một số kiến thức về lĩnh vực du hành thời gian.Trong cổ thư Mahabharata, một trong hai cuốn sử thi tiếng Phạn chính yếu của Ấn Độ cổ, chúng ta bắt gặp truyện kể về chuyến hành trình đi gặp đấng sáng thế Brahma của vua Raivata Kakudmi.Dù chuyến đi kéo dài không lâu, nhưng sau khi vua Kakudmi trở về thì Trái Đất đã trải qua 108 yuga, và người ta cho rằng mỗi yuga tương đương khoảng 4 triệu năm. Đấng Brahma giải thích với vua Kakudmi rằng thời gian trôi nhanh chậm khác nhau ở các không gian khác nhau.Một câu chuyện đáng kinh ngạc khác đến từ Nhật Bản. Đó là truyền thuyết về Urashima Taro, một chàng trai đánh cá. Truyền thuyết kể rằng ông đã đến dạo chơi thuỷ cung của Đông Hải Long Vương. Ông ở lại đó trong 3 ngày, nhưng khi trở lại mặt nước, 300 năm đã trôi qua.Tất cả những gì ông từng có đã biến mất; gia đình, bạn bè và cuộc sống trước đây, tất cả đã thay đổi trong chỉ dường như vài ngày.Tam tạng kinh của Phật giáo có ghi chép rằng trên thiên đường (thiên quốc) của 30 Chư thiên, thời gian trôi qua khác với dưới hạ giới, khi 100 năm ở hạ giới chỉ bằng 1 ngày trên Thiên quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều các ví dụ khác nữa.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Nhiều bức tượng thần, bức chạm khắc về giới quý tộc cổ đại từ vùng Lưỡng Hà (khu vực Trung Đông) cho đến Mexico (thuộc Nam Mỹ), các bức tượng từ thời văn minh Sumer, Phoenicia, Assyria và Etrusca đều cầm trong tay một chiếc túi xách có nhiều nét tương đồng với loại túi của phụ nữ hiện đại ngày nay.
Khu vực Lưỡng Hà là cái nôi của nền văn minh hiện đại, biểu tượng chiếc túi xách bí ẩn có thể được nhìn thấy ở vô số bức tượng và bức chạm khắc đá, có niên đại từ tận 10.000 TCN như bằng chứng cho hiện tượng du hành thời gian.
Vật thể giống túi xách cũng xuất hiện ở bên kia đại dương, tại khu vực Nam Mỹ, cụ thể ở Tula, một di chỉ khảo cổ ở Mexico từng là thủ phủ của đế chế Toltec sau sự sụp đổ của thành cổ Teotihuacan.
Chúng cũng đã được phát hiện trên các bức chạm khắc ở Indonesia. Những người theo thuyết âm mưu cho rằng chúng được mang trở về thời đó bởi những người du hành thời gian từ tương lai.
Sau đó chúng được chạm khắc vào các bức tượng, hoặc chúng là một loại công nghệ ngoài hành tinh nào đó được cung cấp cho tổ tiên chúng ta.
Tại sao biểu tượng túi xách lại xuất hiện từ thời cổ xưa như vậy? Liệu nó đại diện cho cái gì? Đây có phải là tri thức bí mật do các vị thần ban tặng? Hay đó là một dạng công nghệ mà chúng ta đã lãng quên?
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra nhưng không ai có thể giải mã. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số truyền thuyết và huyền thoại nhất định cho thấy các nền văn minh cổ đại có thể sở hữu một số kiến thức về lĩnh vực du hành thời gian.
Trong cổ thư Mahabharata, một trong hai cuốn sử thi tiếng Phạn chính yếu của Ấn Độ cổ, chúng ta bắt gặp truyện kể về chuyến hành trình đi gặp đấng sáng thế Brahma của vua Raivata Kakudmi.
Dù chuyến đi kéo dài không lâu, nhưng sau khi vua Kakudmi trở về thì Trái Đất đã trải qua 108 yuga, và người ta cho rằng mỗi yuga tương đương khoảng 4 triệu năm. Đấng Brahma giải thích với vua Kakudmi rằng thời gian trôi nhanh chậm khác nhau ở các không gian khác nhau.
Một câu chuyện đáng kinh ngạc khác đến từ Nhật Bản. Đó là truyền thuyết về Urashima Taro, một chàng trai đánh cá. Truyền thuyết kể rằng ông đã đến dạo chơi thuỷ cung của Đông Hải Long Vương. Ông ở lại đó trong 3 ngày, nhưng khi trở lại mặt nước, 300 năm đã trôi qua.
Tất cả những gì ông từng có đã biến mất; gia đình, bạn bè và cuộc sống trước đây, tất cả đã thay đổi trong chỉ dường như vài ngày.
Tam tạng kinh của Phật giáo có ghi chép rằng trên thiên đường (thiên quốc) của 30 Chư thiên, thời gian trôi qua khác với dưới hạ giới, khi 100 năm ở hạ giới chỉ bằng 1 ngày trên Thiên quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều các ví dụ khác nữa.