Viên pin khiến khảo cổ học dậy sóng
Một ngày tháng 6 năm 1936, bên ngoài thủ đô Baghdad của Iraq, một nhóm thợ sửa đường phát hiện phiến đá cực lớn, trên đó dường như có rất nhiều ký tự lạ. Họ tiếp tục đào xuống và khai quật một cỗ quan tài cổ được làm từ những phiến đá khổng lồ.
Các nhà khảo cổ từ Bảo tàng Iraq đã đến hiện trường và mang chiếc quan tài về bảo tàng để nghiên cứu. Sau khi cỗ quan tài được mở ra, người ta đã phát hiện một số lượng lớn ngọc trai và các đồ vật bằng vàng bạc. Nghiên cứu đã khẳng định những đồ vật này là di vật văn hóa của Ba Tư cổ đại.
Điều khiến nhóm chuyên gia ngạc nhiên nhất mà là một số ống đồng, thanh sắt và đồ gốm.
Nhà khảo cổ học người Đức Wilhelm König, người phụ trách Bảo tàng Iraq là người tìm ra các di vật này. Do đây là những hiện vật chưa từng được ghi nhận nên ông đã ngay lập tức tiến hành nghiên cứu và thẩm định.
Ngay sau đó, König thông báo: "Chúng tôi đã phát hiện ra một di tích văn hóa bất thường. Trong số đó có một bình gốm, cao 15 cm, màu trắng kem và chiếc bình chứa đầy nhựa đường. Trong nhựa đường có một ống đồng có đường kính 2,6 cm, cao 9 cm. Ống đồng được phủ một lớp nhựa đường và một thanh sắt. Mặc dù đã có phần bị gỉ sét nhưng một số chỗ vẫn còn lớp chất màu vàng xám, trông giống như một lớp chì".
Chiếc bình kỳ lạ được tìm thấy (Ảnh: Global Marvels)
Sau một thí nghiệm hóa học, Wilhelm König đã công bố tin tức bất ngờ:" Những ống đồng, thanh sắt và đồ gốm khai quật được này là một loại pin hóa học cổ đại. Chỉ cần đổ một ít nước có tính axit hoặc kiềm vào bình đất là có thể tạo ra điện".
Sau khi công bố được đưa ra, cộng đồng khảo cổ học xuất hiện không ít tranh luận. Phần lớn cho rằng người Ba Tư phát minh ra pin từ năm 248 đến năm 226 trước Công nguyên là điều không thể. Vào năm 1800, nhà vật lý nổi tiếng thế giới Volt mới tìm ra loại pin hiện đại đầu tiên trên thế giới. Khoảng cách giữa hai loại pin này là hơn 2.000 năm!
Tranh luận không hồi kết
Wilhelm König cho biết: "Dựa trên việc phân tích các vật liệu được khai quật, những viên pin này được sử dụng nối tiếp vào thời điểm đó. Mục đích của việc kết nối những viên pin này với nhau là để mạ vàng/bạc các bức tượng hoặc đồ trang trí qua quá trình điện phân".
Hai tuyên bố ngay lập tức tạo ra "cơn địa chấn" đối với cộng đồng khảo cổ học trên thế giới. Lý lẽ của ông không được công nhận. Nguyên nhân là do Tổng thư ký Bảo tàng Khoa học Anh ở Baghdad, Wary Windon cho biết: "Mặc dù lập luận của König khá hợp lý. Tuy nhiên, rất khó để các nhà khoa học tự nhiên tin rằng pin hóa học ra đời khoảng 2000 năm trước. Nếu khám phá khảo cổ này là thâth, nó sẽ trở thành sự kiện lớn nhất trong lịch sử khoa học!".
Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra những chiếc bình đất sét khác ở Taixifeng, một thành phố cổ kính của hòa bình gần Baghdad. Những chiếc bình đó được phát hiện cùng với bùa hộ mệnh và các đồ vật bí ẩn khác. Điều này cho thấy những chiếc bình đất sét này là đồ dùng của các nhà giả kim.
Thí nghiệm dựa trên chiếc bình được tìm thấy cho kết quả bất ngờ (Ảnh: Smith College)
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, vẫn chưa ai đưa ra được lời giải thích xác thực và đáng tin cậy cho chiếc bình đất bí ẩn này. Hoa Kỳ đã tiến hành hai thí nghiệm độc lập để kiểm tra bản sao của chúng. Họ sử dụng axit axetic, axit sulfuric hoặc axit xitric làm chất điện phân và bơm chúng vào một ống đồng. Mô hình này tạo ra dòng điện 1,5 vôn và dòng điện biến mất sau 18 ngày.
Paul Kaiser của Đại học Colorado cho rằng người sử dụng những viên pin này có thể là các bác sĩ ở Babylon. Họ sử dụng chúng để thay thế cho việc gây tê cục bộ. Tuy nhiên, giữa nhiều ý kiến khác nhau, lời giải thích do Giám đốc Phòng thí nghiệm Bảo tàng Iraq và nhà khảo cổ học người Đức Wilhelm König đưa ra là thuyết phục nhất.
Trên thực tế, để mạ vàng/bạc trang sức bằng đồng, những người thợ thủ công Iraq vẫn đang sử dụng phương pháp mạ điện thô sơ. Công nghệ này có thể đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cho đến nay, tác dụng của viên pin kỳ lạ này vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, hàng trăm ngôi mộ ở Iraq chưa được khai quật. Các chuyên gia cũng đã tìm thấy hàng nghìn viên đất sét ghi dấu lịch sử và đợi được giải mã. Trong tương lai, các chuyên gia kỳ vọng sẽ khám phá ra những điều bí mật thông qua các văn bản này.