Một nhóm các nhà khoa học của Đại học Chiết Giang và Phòng thí nghiệm Chiết Giang (Trung Quốc) vừa chế tạo thành công Darwin Mouse - một chiếc máy tính có khả năng mô phỏng não bộ tính theo số lượng tế bào thần kinh. Theo đó, Darwin Mouse sử dụng 792 con chip được thiết kế riêng biệt, chứa hàng triệu tế bào thần kinh nhân tạo cần thiết để "bắt chước" các tế bào thần kinh được tìm thấy trong não thật.Thiết bị neuromorphic hoạt động dựa theo mô hình não người nên bên trong con chip có rất nhiều neuron nhân tạo khác nhau được làm từ các bóng bán dẫn. Những bóng này có thể “kết nối” với nhau giống như các synapse, truyền tín hiệu cho nhau, thậm chí là thay đổi kết nối khi cần thiết. Tất cả sẽ tạo nên một mạng lưới liên kết chằng chịt và phức tạp, đủ để tính toán, xử lý cực nhanh trong khi điện năng tiêu thụ thì thấp.Về cơ bản, điện toán neuromorphic (điện toán thần kinh) là một lĩnh vực rất mới trong ngành khoa học máy tính. Các nhà khoa học sẽ phát triển một chiếc máy tính có khả năng mô phỏng các hoạt động của não bộ của con người, vốn cho phép chúng ta xử lý thông tin bằng cách sử dụng các nơ-ron, khớp thần kinh, mạch thần kinh và hơn thế nữa.Nếu được phát triển thành công, những chiếc máy tính trang bị công nghệ điện toán neuromorphic sẽ giúp chúng ta đạt được bước tiến lớn trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.Được biết, con chip được sử dụng trong máy tính Darwin Mouse được gọi là Darwin 2 Neural Processing Unit (NPU). Mỗi con chip có khả năng xử lý dữ liệu tương đương 150.000 tế bào thần kinh nhân tạo. Để có thể đạt khả năng xử lý tương đương với não chuột, các nhà khoa học Trung Quốc phải tích hợp tới hàng trăm con chip Darwin 2 Neural Processing Unit.Nhờ số lượng CPU cực lớn này, máy tính Darwin Mouse chứa tới 120 triệu tế bào thần kinh và 100 tỷ khớp thần kinh nhân tạo - tương đương với số lượng tế bào thần kinh trong não của một con chuột.Nhờ số lượng CPU cực lớn này, máy tính Darwin Mouse chứa tới 120 triệu tế bào thần kinh và 100 tỷ khớp thần kinh nhân tạo - tương đương với số lượng tế bào thần kinh trong não của một con chuột."Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dòng máy tính mô phỏng não bộ Darwin để có thể đạt được khả năng xử lý tương đương não bộ con người, cung cấp AI mạnh hơn với mức tiêu thụ điện năng cực thấp", đại diện nhóm phát triển cho biết.Không chỉ Trung Quốc, một số các quốc gia khác cũng đang bắt tay vào quá trình phát triển máy tính mô phỏng não bộ. Tại Anh, các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester đã phát triển một siêu máy tính có tên gọi SpiNNaker, viết tắt của Spiking Neural Network Architecture. Trong khi đó, các hãng công nghệ lớn như Intel, IBM cũng đã và đang thiết kế phần cứng chuyên biệt cho các máy tính mô phỏng não bộ.
Một nhóm các nhà khoa học của Đại học Chiết Giang và Phòng thí nghiệm Chiết Giang (Trung Quốc) vừa chế tạo thành công Darwin Mouse - một chiếc máy tính có khả năng mô phỏng não bộ tính theo số lượng tế bào thần kinh. Theo đó, Darwin Mouse sử dụng 792 con chip được thiết kế riêng biệt, chứa hàng triệu tế bào thần kinh nhân tạo cần thiết để "bắt chước" các tế bào thần kinh được tìm thấy trong não thật.
Thiết bị neuromorphic hoạt động dựa theo mô hình não người nên bên trong con chip có rất nhiều neuron nhân tạo khác nhau được làm từ các bóng bán dẫn. Những bóng này có thể “kết nối” với nhau giống như các synapse, truyền tín hiệu cho nhau, thậm chí là thay đổi kết nối khi cần thiết. Tất cả sẽ tạo nên một mạng lưới liên kết chằng chịt và phức tạp, đủ để tính toán, xử lý cực nhanh trong khi điện năng tiêu thụ thì thấp.
Về cơ bản, điện toán neuromorphic (điện toán thần kinh) là một lĩnh vực rất mới trong ngành khoa học máy tính. Các nhà khoa học sẽ phát triển một chiếc máy tính có khả năng mô phỏng các hoạt động của não bộ của con người, vốn cho phép chúng ta xử lý thông tin bằng cách sử dụng các nơ-ron, khớp thần kinh, mạch thần kinh và hơn thế nữa.
Nếu được phát triển thành công, những chiếc máy tính trang bị công nghệ điện toán neuromorphic sẽ giúp chúng ta đạt được bước tiến lớn trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.
Được biết, con chip được sử dụng trong máy tính Darwin Mouse được gọi là Darwin 2 Neural Processing Unit (NPU). Mỗi con chip có khả năng xử lý dữ liệu tương đương 150.000 tế bào thần kinh nhân tạo. Để có thể đạt khả năng xử lý tương đương với não chuột, các nhà khoa học Trung Quốc phải tích hợp tới hàng trăm con chip Darwin 2 Neural Processing Unit.
Nhờ số lượng CPU cực lớn này, máy tính Darwin Mouse chứa tới 120 triệu tế bào thần kinh và 100 tỷ khớp thần kinh nhân tạo - tương đương với số lượng tế bào thần kinh trong não của một con chuột.
Nhờ số lượng CPU cực lớn này, máy tính Darwin Mouse chứa tới 120 triệu tế bào thần kinh và 100 tỷ khớp thần kinh nhân tạo - tương đương với số lượng tế bào thần kinh trong não của một con chuột.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dòng máy tính mô phỏng não bộ Darwin để có thể đạt được khả năng xử lý tương đương não bộ con người, cung cấp AI mạnh hơn với mức tiêu thụ điện năng cực thấp", đại diện nhóm phát triển cho biết.
Không chỉ Trung Quốc, một số các quốc gia khác cũng đang bắt tay vào quá trình phát triển máy tính mô phỏng não bộ. Tại Anh, các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester đã phát triển một siêu máy tính có tên gọi SpiNNaker, viết tắt của Spiking Neural Network Architecture. Trong khi đó, các hãng công nghệ lớn như Intel, IBM cũng đã và đang thiết kế phần cứng chuyên biệt cho các máy tính mô phỏng não bộ.