Từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp nuôi lợn ở Quảng Tây, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận dạng lợn (FRT) cho chăn nuôi. Kết quả cho thấy phương pháp này rất hiệu quả, giảm đáng kể chi phí.Mõm thon, dáng dài, tai dựng đứng là một vài “đặc điểm nhận dạng” của một con lợn tốt. Cũng giống như người, mỗi con lợn đều sở hữu khuôn mặt đặc trưng của mình. Sử dụng công nghệ nhận dạng cho lợn đang trở thành “cơn sốt” trong ngành chăn nuôi Trung Quốc.FRT có thể phân biệt từng con lợn bằng thông tin về mõm, tai và mắt lợn. Hệ thống này còn theo dõi được cả nhịp tim, tần suất toát mồ hôi và giọng kêu của từng con lợn.Thông qua sự giám sát người nuôi lợn sẽ được cảnh báo sớm và phát hiện con lợn nào không khỏe hoặc bị đói.Lợn là loài động vật có thể biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao. FRT thậm chí nhận ra con lợn nào đang không vui.Ứng dụng FRT có thể giúp nông dân Trung Quốc giảm từ 30 – 50% chi phí chăn nuôi lợn. Ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc ước tính trị giá 70 tỷ USD.Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này không phải là điều dễ dàng đối với người nông dân vì chi phí đắt đỏ.Ước tính, chi phí để áp dụng FRT cho mỗi con lợn là 7 USD. Số tiền này là quá xa vời với những nông dân nghèo. FRT hiện chỉ phù hợp với các công ty chăn nuôi lớn, sẵn sàng đầu tư để giảm giá thành thịt lợn.Trước đó, một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc cũng đã giới thiệu công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho thú cưng vào năm 2019.Dựa trên ý tưởng mỗi chú chó đều có "dấu vân mũi" khác nhau, biện pháp được áp dụng tương tự cách smartphone hay các cơ quan thực thi pháp luật dùng vân tay để nhận diện con người. Không như một phương pháp nhận diện vật nuôi khá phổ biến khác là cấy chip, Megvii cho biết nhận diện vân mũi rẻ và ít gây tác động đến thú cưng hơn.Ngoài việc tìm kiếm thú cưng bị lạc, công nghệ này còn có thể được các nhà chức trách sử dụng để giám sát việc "nuôi chó không văn minh". Đây là cụm từ được chính quyền Trung Quốc sử dụng để nói về những hành động như dắt chó không rọ mõm, không hốt phân chó khi chúng đi bậy…
Từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp nuôi lợn ở Quảng Tây, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận dạng lợn (FRT) cho chăn nuôi. Kết quả cho thấy phương pháp này rất hiệu quả, giảm đáng kể chi phí.
Mõm thon, dáng dài, tai dựng đứng là một vài “đặc điểm nhận dạng” của một con lợn tốt. Cũng giống như người, mỗi con lợn đều sở hữu khuôn mặt đặc trưng của mình. Sử dụng công nghệ nhận dạng cho lợn đang trở thành “cơn sốt” trong ngành chăn nuôi Trung Quốc.
FRT có thể phân biệt từng con lợn bằng thông tin về mõm, tai và mắt lợn. Hệ thống này còn theo dõi được cả nhịp tim, tần suất toát mồ hôi và giọng kêu của từng con lợn.
Thông qua sự giám sát người nuôi lợn sẽ được cảnh báo sớm và phát hiện con lợn nào không khỏe hoặc bị đói.
Lợn là loài động vật có thể biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao. FRT thậm chí nhận ra con lợn nào đang không vui.
Ứng dụng FRT có thể giúp nông dân Trung Quốc giảm từ 30 – 50% chi phí chăn nuôi lợn. Ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc ước tính trị giá 70 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này không phải là điều dễ dàng đối với người nông dân vì chi phí đắt đỏ.
Ước tính, chi phí để áp dụng FRT cho mỗi con lợn là 7 USD. Số tiền này là quá xa vời với những nông dân nghèo. FRT hiện chỉ phù hợp với các công ty chăn nuôi lớn, sẵn sàng đầu tư để giảm giá thành thịt lợn.
Trước đó, một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc cũng đã giới thiệu công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho thú cưng vào năm 2019.
Dựa trên ý tưởng mỗi chú chó đều có "dấu vân mũi" khác nhau, biện pháp được áp dụng tương tự cách smartphone hay các cơ quan thực thi pháp luật dùng vân tay để nhận diện con người. Không như một phương pháp nhận diện vật nuôi khá phổ biến khác là cấy chip, Megvii cho biết nhận diện vân mũi rẻ và ít gây tác động đến thú cưng hơn.
Ngoài việc tìm kiếm thú cưng bị lạc, công nghệ này còn có thể được các nhà chức trách sử dụng để giám sát việc "nuôi chó không văn minh". Đây là cụm từ được chính quyền Trung Quốc sử dụng để nói về những hành động như dắt chó không rọ mõm, không hốt phân chó khi chúng đi bậy…