Rắn hổ mèo hay hổ mang Xiêm hoặc rắn hổ mang Đông Dương là loài rắn cực độc. Nạn nhân của loài rắn độc này sẽ bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở, tử vong trong khoảng 30 phút nếu không được chữa trị. Nếu bị rắn hổ mèo phun nọc độc trúng vào mắt thì nạn nhân có thể bị mù tạm thời hay thậm chí còn có thể gây mù vĩnh viễn.Rắn cạp nia có khoang đen trắng đặc trưng, thường được phát hiện ở những khu vực đồng bằng, nơi gần nguồn nước như ruộng lúa, ven sông, kênh. Tỷ lệ tử vong khi bị loài rắn độc này cắn lên đến 50% ngay cả khi nạn nhân được điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc.Rắn cạp nong có khoang đen vàng đặc trưng. Mỗi lần cắn, lượng nọc độc trung bình của chúng là từ 20–114 mg. Nọc độc của chúng chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh nên có thể giết chết nạn nhân ngay tại chỗ sau khoảng 30 phút nếu không chữa trị kịp thời.Rắn hổ mang đất thường được gọi tắt là rắn hổ đất hoặc những tên gọi khác như hổ mang một mắt kính hay hổ phì. Hổ mang đất có môi trường sống và kích thước tương tự như hổ mang Xiêm do đó dễ gây nhầm lẫn giữa hai loài.Rắn lục Trùng Khánh được coi là loài đặc hữu của Việt Nam khi chỉ được tìm thấy ở vùng Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Loài này có mặt lưng và đầu màu nâu xám nhạt. Nơi sinh sống của rắn lục Trùng Khánh ở độ cao khoảng 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.Rắn chàm quạp là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á (Thái Lan, Myanma, Lào, CampuChia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia).Rắn lục đầu bạc là một trong những loài rắn nguyên thuỷ nhất và có độc tính kinh khủng nhất mà các nhà khoa học từng biết đến. Loài này thường sinh sống trên những vùng núi có chiều cao khoảng 1.000 m ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn.Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, đỉnh đầu và thân màu xanh lục, bụng màu xanh nhạt. Loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, lùm cây thấp ở vùng đồi núi có độ cao 900 - 1.500 m thuộc các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.Rắn lục đuôi đỏ huộc loại độc nhất trong họ này, chúng có màu xanh lá và phần đuôi màu nâu đỏ. Chúng là loài duy nhất trong họ đẻ con, khi đó rắn lục đuôi đỏ vô cùng hung dữ và nọc độc tập trung rất cao.Rắn lục sừng ó 2 chiếc sừng nhô lên 2 hốc mắt nên được mệnh danh là “quỷ Satan”. Chúng chỉ xuất hiện ở vùng núi cao Việt Nam (chưa thấy xuất hiện ở nơi khác trên thế giới).Rắn hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ.Nọc độc của hổ mang chúa rất nguy hiểm khi có khả năng tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt và buồn ngủ. Nếu chất độc tiến vào hệ tuần hoàn sẽ khiến nạn nhân rơi vào hôn mê và tử vong nhanh chóng do suy hô hấp.Khi bị rắn cắn, chúng ta có thể phân biệt nhanh qua vết cắn đó có phải là loài rắn độc hay không.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Rắn hổ mèo hay hổ mang Xiêm hoặc rắn hổ mang Đông Dương là loài rắn cực độc. Nạn nhân của loài rắn độc này sẽ bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở, tử vong trong khoảng 30 phút nếu không được chữa trị. Nếu bị rắn hổ mèo phun nọc độc trúng vào mắt thì nạn nhân có thể bị mù tạm thời hay thậm chí còn có thể gây mù vĩnh viễn.
Rắn cạp nia có khoang đen trắng đặc trưng, thường được phát hiện ở những khu vực đồng bằng, nơi gần nguồn nước như ruộng lúa, ven sông, kênh. Tỷ lệ tử vong khi bị loài rắn độc này cắn lên đến 50% ngay cả khi nạn nhân được điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc.
Rắn cạp nong có khoang đen vàng đặc trưng. Mỗi lần cắn, lượng nọc độc trung bình của chúng là từ 20–114 mg. Nọc độc của chúng chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh nên có thể giết chết nạn nhân ngay tại chỗ sau khoảng 30 phút nếu không chữa trị kịp thời.
Rắn hổ mang đất thường được gọi tắt là rắn hổ đất hoặc những tên gọi khác như hổ mang một mắt kính hay hổ phì. Hổ mang đất có môi trường sống và kích thước tương tự như hổ mang Xiêm do đó dễ gây nhầm lẫn giữa hai loài.
Rắn lục Trùng Khánh được coi là loài đặc hữu của Việt Nam khi chỉ được tìm thấy ở vùng Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Loài này có mặt lưng và đầu màu nâu xám nhạt. Nơi sinh sống của rắn lục Trùng Khánh ở độ cao khoảng 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
Rắn chàm quạp là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á (Thái Lan, Myanma, Lào, CampuChia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia).
Rắn lục đầu bạc là một trong những loài rắn nguyên thuỷ nhất và có độc tính kinh khủng nhất mà các nhà khoa học từng biết đến. Loài này thường sinh sống trên những vùng núi có chiều cao khoảng 1.000 m ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn.
Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, đỉnh đầu và thân màu xanh lục, bụng màu xanh nhạt. Loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, lùm cây thấp ở vùng đồi núi có độ cao 900 - 1.500 m thuộc các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Rắn lục đuôi đỏ huộc loại độc nhất trong họ này, chúng có màu xanh lá và phần đuôi màu nâu đỏ. Chúng là loài duy nhất trong họ đẻ con, khi đó rắn lục đuôi đỏ vô cùng hung dữ và nọc độc tập trung rất cao.
Rắn lục sừng ó 2 chiếc sừng nhô lên 2 hốc mắt nên được mệnh danh là “quỷ Satan”. Chúng chỉ xuất hiện ở vùng núi cao Việt Nam (chưa thấy xuất hiện ở nơi khác trên thế giới).
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ.Nọc độc của hổ mang chúa rất nguy hiểm khi có khả năng tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt và buồn ngủ. Nếu chất độc tiến vào hệ tuần hoàn sẽ khiến nạn nhân rơi vào hôn mê và tử vong nhanh chóng do suy hô hấp.
Khi bị rắn cắn, chúng ta có thể phân biệt nhanh qua vết cắn đó có phải là loài rắn độc hay không.