Trái đất có bao nhiêu Mặt trăng? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khiến giới chuyên gia "đau đầu" suốt nhiều năm qua. Hiện nay, mọi người đều biết Trái đất chỉ có một Mặt trăng.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành Trái đất không hề có Mặt trăng nào. Đến khoảng 4,4 tỷ năm trước, một tiền hành tinh cỡ bằng sao Hỏa được gọi là Theia đã đâm vào hành tinh xanh.Những mảnh vỡ lớn của vỏ Trái đất bắn vào vũ trụ và có thể chỉ khoảng vài giờ sau chúng tụ lại với nhau hình thành nên Mặt trăng. Ngoài Mặt trăng mà chúng ta thấy ngày nay, vũ trụ khi ấy còn có một số Mặt trăng khác có bề ngang chỉ vài chục cm.Tuy nhiên, những Mặt trăng có kích thước nhỏ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trước khi biến mất bí ẩn vào vũ trụ. Do đó, giới khoa học đã và đang nỗ lực tìm kiếm các bằng chứng, manh mối để giải mã bí ẩn có bao nhiêu Mặt trăng từng quay quanh Trái đất.Các chuyên gia, nhà khoa học phát hiện các cực từ của Trái đất có thể thay đổi. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa thể giải mã sự việc này xảy ra do đâu và diễn ra như thế nào.Những nghiên cứu đã được các chuyên gia thực hiện cho thấy các cực từ của Trái đất có thể dịch chuyển và thậm chí đổi hướng hoàn toàn. Họ phát hiện sự thật này khi kiểm tra các loại đá núi lửa. Từ đó, giới chuyên gia nhận ra từ trường của Trái đất đã thay đổi nhiều lần.Sự kiện thay đổi cực Trái đất gần nhất được ghi nhận xảy ra vào khoảng 10 triệu năm trước. Các chuyên gia nhận định sự việc này có khả năng xảy ra trong tương lai nhưng chưa thể dự đoán sẽ diễn ra khi nào.Một bí ẩn khác về Trái đất được các chuyên gia ghi nhận đó là hành tinh xanh quay nhanh hơn mà hầu hết chúng ta không cảm nhận được. Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra trong ngày 29/6/2022, Trái đất đã hoàn thành 1 ngày trong thời gian ngắn nhất, kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép dữ liệu vào những năm 1960.Cụ thể, Trái đất quay hết một vòng nhanh hơn 1,59 mili giây so với bình thường. Đến ngày 26/7, Trái đất lại kết thúc một vòng nhanh hơn 1,50 mili giây so với bình thường. Hiện tượng này đã được ghi nhận nhiều lần trong những năm gần đây. Trong đó, vào năm 2020, Trái đất có 28 ngày ngắn nhất từng được ghi nhận. Trong năm 2021 và 2022, Trái đất tiếp tục quay nhanh.Trước sự việc này, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra "thủ phạm" khiến Trái đất quay nhanh hơn. Họ suy đoán các yếu tố như đại dương, thủy triều, khí hậu có thể ảnh hưởng đến tốc độ quay của Trái đất. Tuy nhiên, đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Trái Đất tiếp tục tăng tốc.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Trái đất có bao nhiêu Mặt trăng? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khiến giới chuyên gia "đau đầu" suốt nhiều năm qua. Hiện nay, mọi người đều biết Trái đất chỉ có một Mặt trăng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành Trái đất không hề có Mặt trăng nào. Đến khoảng 4,4 tỷ năm trước, một tiền hành tinh cỡ bằng sao Hỏa được gọi là Theia đã đâm vào hành tinh xanh.
Những mảnh vỡ lớn của vỏ Trái đất bắn vào vũ trụ và có thể chỉ khoảng vài giờ sau chúng tụ lại với nhau hình thành nên Mặt trăng. Ngoài Mặt trăng mà chúng ta thấy ngày nay, vũ trụ khi ấy còn có một số Mặt trăng khác có bề ngang chỉ vài chục cm.
Tuy nhiên, những Mặt trăng có kích thước nhỏ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trước khi biến mất bí ẩn vào vũ trụ. Do đó, giới khoa học đã và đang nỗ lực tìm kiếm các bằng chứng, manh mối để giải mã bí ẩn có bao nhiêu Mặt trăng từng quay quanh Trái đất.
Các chuyên gia, nhà khoa học phát hiện các cực từ của Trái đất có thể thay đổi. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa thể giải mã sự việc này xảy ra do đâu và diễn ra như thế nào.
Những nghiên cứu đã được các chuyên gia thực hiện cho thấy các cực từ của Trái đất có thể dịch chuyển và thậm chí đổi hướng hoàn toàn. Họ phát hiện sự thật này khi kiểm tra các loại đá núi lửa. Từ đó, giới chuyên gia nhận ra từ trường của Trái đất đã thay đổi nhiều lần.
Sự kiện thay đổi cực Trái đất gần nhất được ghi nhận xảy ra vào khoảng 10 triệu năm trước. Các chuyên gia nhận định sự việc này có khả năng xảy ra trong tương lai nhưng chưa thể dự đoán sẽ diễn ra khi nào.
Một bí ẩn khác về Trái đất được các chuyên gia ghi nhận đó là hành tinh xanh quay nhanh hơn mà hầu hết chúng ta không cảm nhận được. Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra trong ngày 29/6/2022, Trái đất đã hoàn thành 1 ngày trong thời gian ngắn nhất, kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép dữ liệu vào những năm 1960.
Cụ thể, Trái đất quay hết một vòng nhanh hơn 1,59 mili giây so với bình thường. Đến ngày 26/7, Trái đất lại kết thúc một vòng nhanh hơn 1,50 mili giây so với bình thường. Hiện tượng này đã được ghi nhận nhiều lần trong những năm gần đây. Trong đó, vào năm 2020, Trái đất có 28 ngày ngắn nhất từng được ghi nhận. Trong năm 2021 và 2022, Trái đất tiếp tục quay nhanh.
Trước sự việc này, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra "thủ phạm" khiến Trái đất quay nhanh hơn. Họ suy đoán các yếu tố như đại dương, thủy triều, khí hậu có thể ảnh hưởng đến tốc độ quay của Trái đất. Tuy nhiên, đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Trái Đất tiếp tục tăng tốc.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.