Trong quá trình chuẩn bị cho sứ mệnh DESTINY+ (dự định phóng vào năm 2024 để tiếp cận tiểu hành tinh Phaethon), Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) bất ngờ phát hiện một tiểu hành tinh thay đổi hướng di chuyển.Đó là tiểu hành tinh Phaethon. Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh này đã tự rút ngắn quỹ đạo của mình mỗi 4 mili giây/năm. Mặc dù con số này rất nhỏ nhưng mỗi thay đổi như vậy, nhất là thay đổi liên tục với một gia tốc khó hiểu có thể tác động không nhỏ đến dự báo về hướng di chuyển của tiểu hành tinh Phaethon.Trước mắt, các chuyên gia JAXA nắm bắt vị trí chính xác của tiểu hành tinh Phaethon nhằm giúp đưa tàu vũ trụ DESTINY+ đến đúng địa điểm cần tiếp cận, dự tính là vào năm 2028.Tiếp đến, các chuyên gia sẽ theo dõi sát sao sự di chuyển của tiểu hành tinh Phaethon để dự đoán quỹ đạo cũng như xem xét nó "có khả năng nguy hiểm" cho Trái đất hay không.Theo các chuyên gia, rất hiếm khi vòng quay của một tiểu hành tinh thay đổi. Phaethon là tiểu hành tinh thứ 11 được giới nghiên cứu ghi nhận xảy ra tình trạng hiếm gặp này. Không những vậy, nó cũng là vật thể không gian lớn nhất trong số 11 tiểu hành tinh trên.Tiểu hành tinh Phaethon có đường kính trung bình 5,4 km, được phát hiện lần đầu vào những năm 1980. Nó di chuyển quanh Mặt trời với quỹ đạo hình elip.Quỹ đạo này đưa Phaethon đến gần Mặt trời hơn bất cứ tiểu hành tinh nào từng ghi nhận. Việc tiếp cận như vậy chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Sau đó, tiểu hành tinh Phaethon sẽ lùi ra xa hơn quỹ đạo sao Hỏa.Khi tiểu hành tinh Phaethon lướt qua Mặt trời, bề mặt của nó nóng lên tới 800 độ C.Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã lập mô hình chi tiết về thành phần hóa học của bề mặt Phaethon và tính toán chuyện xảy ra với những hóa chất đó khi nhiệt độ của tiểu hành tinh thay đổi theo quỹ đạo.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Trong quá trình chuẩn bị cho sứ mệnh DESTINY+ (dự định phóng vào năm 2024 để tiếp cận tiểu hành tinh Phaethon), Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) bất ngờ phát hiện một tiểu hành tinh thay đổi hướng di chuyển.
Đó là tiểu hành tinh Phaethon. Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh này đã tự rút ngắn quỹ đạo của mình mỗi 4 mili giây/năm. Mặc dù con số này rất nhỏ nhưng mỗi thay đổi như vậy, nhất là thay đổi liên tục với một gia tốc khó hiểu có thể tác động không nhỏ đến dự báo về hướng di chuyển của tiểu hành tinh Phaethon.
Trước mắt, các chuyên gia JAXA nắm bắt vị trí chính xác của tiểu hành tinh Phaethon nhằm giúp đưa tàu vũ trụ DESTINY+ đến đúng địa điểm cần tiếp cận, dự tính là vào năm 2028.
Tiếp đến, các chuyên gia sẽ theo dõi sát sao sự di chuyển của tiểu hành tinh Phaethon để dự đoán quỹ đạo cũng như xem xét nó "có khả năng nguy hiểm" cho Trái đất hay không.
Theo các chuyên gia, rất hiếm khi vòng quay của một tiểu hành tinh thay đổi. Phaethon là tiểu hành tinh thứ 11 được giới nghiên cứu ghi nhận xảy ra tình trạng hiếm gặp này. Không những vậy, nó cũng là vật thể không gian lớn nhất trong số 11 tiểu hành tinh trên.
Tiểu hành tinh Phaethon có đường kính trung bình 5,4 km, được phát hiện lần đầu vào những năm 1980. Nó di chuyển quanh Mặt trời với quỹ đạo hình elip.
Quỹ đạo này đưa Phaethon đến gần Mặt trời hơn bất cứ tiểu hành tinh nào từng ghi nhận. Việc tiếp cận như vậy chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Sau đó, tiểu hành tinh Phaethon sẽ lùi ra xa hơn quỹ đạo sao Hỏa.
Khi tiểu hành tinh Phaethon lướt qua Mặt trời, bề mặt của nó nóng lên tới 800 độ C.
Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã lập mô hình chi tiết về thành phần hóa học của bề mặt Phaethon và tính toán chuyện xảy ra với những hóa chất đó khi nhiệt độ của tiểu hành tinh thay đổi theo quỹ đạo.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.