Trong số gần 100 loại vắc xin SARS-CoV-2 hiện đang được thử nghiệm lâm sàng, chỉ có 7 loại qua đường mũi. Một số nghiên cứu cho rằng vắc xin dạng xịt mũi sẽ hữu ích trong cuộc chiến chống COVID-19.Xịt đường mũi đã được chọn làm phương pháp sử dụng cho loại vắc xin mới vì virus SARS-CoV-2 lây truyền tự nhiên qua đường hô hấp. Đó là lý do vì sao các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi.Quan trọng hơn hết là vắc xin xịt mũi đạt được đáp ứng miễn dịch tại chỗ hiệu quả hơn ở mũi để ngăn chặn virus chui vào sâu hơn trong cơ thể.Vắc xin tiêm bắp tạo ra kháng thể IgG trong máu, nhưng vắc xin xịt mũi cũng tạo ra phản ứng IgA bảo vệ màng nhầy.Các loại vắc xin tiêm bắp cung cấp phản ứng miễn dịch toàn thân nhưng phản ứng tương đối yếu ở niêm mạc mũi, dù vắc xin sử dụng công nghệ tiên tiến như ARN thông tin (mRNA).Ngược lại, vắc xin xịt mũi có hiệu lực mạnh tại mũi. Virus SARS-CoV-2 là chủng virus đường hô hấp nên tạo phản ứng kháng thể tại mũi chắc chắn là giải pháp tốt hơn.“Các vắc xin được sử dụng bằng cách xịt mũi thậm chí có thể hiệu quả hơn chống lại COVID-19 vì có khả năng sản xuất các globulin miễn dịch, tế bào lympho B và tế bào lympho T trực tiếp ở niêm mạc mũi, nơi tạo thành điểm xâm nhập chính của virus”, các nhà khoa học cho biết.Hiện nay có 7 loại vắc xin dạng xịt mũi đang được nghiên cứu, theo kết quả ban đầu chúng đã tạo được phản ứng miễn dịch mạnh tại vị trí xịt thuốc, kích thích sản sinh kháng thể và tế bào lympho trực tiếp trong mũi.Kháng thể có khả năng tiêu diệt virus ngay khi chúng xâm nhập qua đường mũi bằng cách ngăn chặn virus nhân lên, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa bệnh.Không những thế, vắc xin xịt mũi còn có thể sản sinh kháng thể và tế bào lympho trong khoang mũi và đường hô hấp. Hiện tượng này không xảy ra đối với vắc xin tiêm bắp.Khác với vắc xin tiêm bắp, vắc xin xịt mũi cung cấp đến hai lớp bảo vệ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tạo phản ứng miễn dịch toàn thân kém hơn và phản ứng miễn dịch không kéo dài như vắc xin tiêm bắp.Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đang nghiên cứu kết hợp hai loại vắc xin tiêm bắp và xịt mũi. Vừa có thể sản sinh kháng thể lâu dài và tạo số lượng lớn tế bào lympho B và T, đồng thời cũng tạo tế bào lympho B và T trong mũi.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Trong số gần 100 loại vắc xin SARS-CoV-2 hiện đang được thử nghiệm lâm sàng, chỉ có 7 loại qua đường mũi. Một số nghiên cứu cho rằng vắc xin dạng xịt mũi sẽ hữu ích trong cuộc chiến chống COVID-19.
Xịt đường mũi đã được chọn làm phương pháp sử dụng cho loại vắc xin mới vì virus SARS-CoV-2 lây truyền tự nhiên qua đường hô hấp. Đó là lý do vì sao các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi.
Quan trọng hơn hết là vắc xin xịt mũi đạt được đáp ứng miễn dịch tại chỗ hiệu quả hơn ở mũi để ngăn chặn virus chui vào sâu hơn trong cơ thể.
Vắc xin tiêm bắp tạo ra kháng thể IgG trong máu, nhưng vắc xin xịt mũi cũng tạo ra phản ứng IgA bảo vệ màng nhầy.
Các loại vắc xin tiêm bắp cung cấp phản ứng miễn dịch toàn thân nhưng phản ứng tương đối yếu ở niêm mạc mũi, dù vắc xin sử dụng công nghệ tiên tiến như ARN thông tin (mRNA).
Ngược lại, vắc xin xịt mũi có hiệu lực mạnh tại mũi. Virus SARS-CoV-2 là chủng virus đường hô hấp nên tạo phản ứng kháng thể tại mũi chắc chắn là giải pháp tốt hơn.
“Các vắc xin được sử dụng bằng cách xịt mũi thậm chí có thể hiệu quả hơn chống lại COVID-19 vì có khả năng sản xuất các globulin miễn dịch, tế bào lympho B và tế bào lympho T trực tiếp ở niêm mạc mũi, nơi tạo thành điểm xâm nhập chính của virus”, các nhà khoa học cho biết.
Hiện nay có 7 loại vắc xin dạng xịt mũi đang được nghiên cứu, theo kết quả ban đầu chúng đã tạo được phản ứng miễn dịch mạnh tại vị trí xịt thuốc, kích thích sản sinh kháng thể và tế bào lympho trực tiếp trong mũi.
Kháng thể có khả năng tiêu diệt virus ngay khi chúng xâm nhập qua đường mũi bằng cách ngăn chặn virus nhân lên, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa bệnh.
Không những thế, vắc xin xịt mũi còn có thể sản sinh kháng thể và tế bào lympho trong khoang mũi và đường hô hấp. Hiện tượng này không xảy ra đối với vắc xin tiêm bắp.
Khác với vắc xin tiêm bắp, vắc xin xịt mũi cung cấp đến hai lớp bảo vệ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tạo phản ứng miễn dịch toàn thân kém hơn và phản ứng miễn dịch không kéo dài như vắc xin tiêm bắp.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đang nghiên cứu kết hợp hai loại vắc xin tiêm bắp và xịt mũi. Vừa có thể sản sinh kháng thể lâu dài và tạo số lượng lớn tế bào lympho B và T, đồng thời cũng tạo tế bào lympho B và T trong mũi.