PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên để điều trị COVID-19.Một số nước đã đưa xuyên tâm liên vào điều trị bệnh nhân COVID-19 cho thấy hiệu quả trên những người ít triệu chứng, thể nhẹ. Tại Thái Lan, tác dụng của nó đã được khẳng định trong cuộc thử nghiệm của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan (2020).Tương tự, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trường Cao đẳng dược JSS (2020), Ấn Độ cũng cho biết các thành phần hóa học của xuyên tâm liên (andrographolide và dihydroxy dimethoxy flavone) có tác dụng chống lại COVID-19.Xuyên tâm liên còn được gọi là cây cồng cộng, khổ đảm thảo... có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees, được coi như một loại kháng sinh thực vật.Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippine, Indonesia, Australia và Trung Quốc.Xuyên tâm liên có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư…Bên cạnh đó, nó còn được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, cảm lạnh thông thường, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, viêm nhiễm, tiểu đường…Các thành phần hóa học có trong xuyên tâm liên là andrographolide và dihydroxy dimethoxy flavone có tác dụng chống lại COVID-19, bằng cách ức chế enzym protease chính của virus này trên thử nghiệm in silico.Andrographolide và một số hợp chất khác của xuyên tâm liên có tác dụng chống viêm an toàn và hiệu quả, có tác dụng đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng như có thể làm giảm đáng kể việc sản xuất cytokine, các yếu tố gây viêm khi nhiễm virus.Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nơi trồng nhiều xuyên tâm liên nhất trong toàn khu vực. Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam, sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều tại các tỉnh như Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Thu hái chủ yếu vào mùa xuân khi cây chuẩn bị ra hoa vì lúc này lượng hoạt chất đạt được lý tưởng nhất.Xuyên tâm liên là một vị thuốc rất rẻ tiền lại dễ kiếm, cách dùng đơn giản nhưng cần tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên để điều trị COVID-19.
Một số nước đã đưa xuyên tâm liên vào điều trị bệnh nhân COVID-19 cho thấy hiệu quả trên những người ít triệu chứng, thể nhẹ. Tại Thái Lan, tác dụng của nó đã được khẳng định trong cuộc thử nghiệm của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan (2020).
Tương tự, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trường Cao đẳng dược JSS (2020), Ấn Độ cũng cho biết các thành phần hóa học của xuyên tâm liên (andrographolide và dihydroxy dimethoxy flavone) có tác dụng chống lại COVID-19.
Xuyên tâm liên còn được gọi là cây cồng cộng, khổ đảm thảo... có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees, được coi như một loại kháng sinh thực vật.
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippine, Indonesia, Australia và Trung Quốc.
Xuyên tâm liên có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư…
Bên cạnh đó, nó còn được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, cảm lạnh thông thường, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, viêm nhiễm, tiểu đường…
Các thành phần hóa học có trong xuyên tâm liên là andrographolide và dihydroxy dimethoxy flavone có tác dụng chống lại COVID-19, bằng cách ức chế enzym protease chính của virus này trên thử nghiệm in silico.
Andrographolide và một số hợp chất khác của xuyên tâm liên có tác dụng chống viêm an toàn và hiệu quả, có tác dụng đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng như có thể làm giảm đáng kể việc sản xuất cytokine, các yếu tố gây viêm khi nhiễm virus.
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nơi trồng nhiều xuyên tâm liên nhất trong toàn khu vực. Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam, sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều tại các tỉnh như Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Thu hái chủ yếu vào mùa xuân khi cây chuẩn bị ra hoa vì lúc này lượng hoạt chất đạt được lý tưởng nhất.
Xuyên tâm liên là một vị thuốc rất rẻ tiền lại dễ kiếm, cách dùng đơn giản nhưng cần tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews