Theo thông tin từ cuộc họp báo mới đây của Bộ Tài nguyên Môi trường, khi điều tra, đánh giá, thảo luận xác định nguyên nhân cá chết ở miền Trung, thủy triều đỏ được xem xét là một yếu tố trong nhóm các nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung thời gian gần đây. Vậy thủy triều đỏ thực chất là gì?Thủy triều đỏ, còn có tên gọi khác là hồng triều, tảo nở hoa… là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước, gây hại đến môi trường. Hiện tượng có tên tiếng anh là HAB - Harmful Algal Blooms.Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thủy triều đỏ được sử dụng để chỉ sự nở hoa của loài tảo Karenia brevis, nhưng về sau hiện tượng được áp dụng chung cho nhiều loại tảo khác.Hiện tượng thủy triều đỏ từng được ghi nhận là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại nhiều nơi trên thế giới, khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc.Có một sự thật là thủy triều đỏ không liên quan gì đến chuyển động của thủy triều, đó là một hiện tượng tự nhiên, thường là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu.Thêm một sự thực thú vị nữa là hiện tượng có tên thủy triều đỏ, nhưng các loại tảo khi nở hoa ở sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ có thể sản sinh ra nhiều màu như tím, hồng, xanh hoặc đỏ…Thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm sụt giảm lượng oxy có trong nước biển. Tác động lớn nhất của thủy triều đỏ là tác động lên các động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.Các màu sắc do thủy triều đỏ “biến hóa” ra rất tuyệt đẹp, nhưng đó lại là vẻ đẹp chết người, cực kỳ nguy hại với tự nhiên.Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ vẫn đang gây tranh cãi. Có lý giải cho rằng các yếu tố gây biến đổi khí hậu, nhất là El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ nước biển gia tăng, tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ. Ngoài ra, các tác động của con người làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong nước, gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể khiến thủy triều đỏ bùng phát.Con người ăn phải cá nhiễm độc bởi tác động của thủy triều đỏ có thể bị dị ứng, có ảnh hưởng đến hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh hô hấp kéo dài, ảnh hưởng có thể lớn đến mức gây tử vong.
Theo thông tin từ cuộc họp báo mới đây của Bộ Tài nguyên Môi trường, khi điều tra, đánh giá, thảo luận xác định nguyên nhân cá chết ở miền Trung, thủy triều đỏ được xem xét là một yếu tố trong nhóm các nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung thời gian gần đây. Vậy thủy triều đỏ thực chất là gì?
Thủy triều đỏ, còn có tên gọi khác là hồng triều, tảo nở hoa… là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước, gây hại đến môi trường. Hiện tượng có tên tiếng anh là HAB - Harmful Algal Blooms.
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thủy triều đỏ được sử dụng để chỉ sự nở hoa của loài tảo Karenia brevis, nhưng về sau hiện tượng được áp dụng chung cho nhiều loại tảo khác.
Hiện tượng thủy triều đỏ từng được ghi nhận là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại nhiều nơi trên thế giới, khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc.
Có một sự thật là thủy triều đỏ không liên quan gì đến chuyển động của thủy triều, đó là một hiện tượng tự nhiên, thường là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu.
Thêm một sự thực thú vị nữa là hiện tượng có tên thủy triều đỏ, nhưng các loại tảo khi nở hoa ở sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ có thể sản sinh ra nhiều màu như tím, hồng, xanh hoặc đỏ…
Thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm sụt giảm lượng oxy có trong nước biển. Tác động lớn nhất của thủy triều đỏ là tác động lên các động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.
Các màu sắc do thủy triều đỏ “biến hóa” ra rất tuyệt đẹp, nhưng đó lại là vẻ đẹp chết người, cực kỳ nguy hại với tự nhiên.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ vẫn đang gây tranh cãi. Có lý giải cho rằng các yếu tố gây biến đổi khí hậu, nhất là El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ nước biển gia tăng, tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ. Ngoài ra, các tác động của con người làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong nước, gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể khiến thủy triều đỏ bùng phát.
Con người ăn phải cá nhiễm độc bởi tác động của thủy triều đỏ có thể bị dị ứng, có ảnh hưởng đến hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh hô hấp kéo dài, ảnh hưởng có thể lớn đến mức gây tử vong.