Được biết, sao lùn đỏ Gliese 1252 là một ngôi sao lùn kiểu M3 nằm cách Trái đất khoảng 67 năm ánh sáng.
Còn được gọi là GJ 1252, TIC 370133522, TOI 1078, L 210-70 và LHS 492, ngôi sao này có khối lượng bằng 38% so bằng với Mặt trời, bán kính 39% so với Mặt trời và cường độ quang học là 12,2.
|
Nguồn ảnh: Scientific American.
|
Có một ngoại hành tinh mới quay quanh quỹ đạo của ngôi sao chủ cứ sau 12,4 giờ (0,52 ngày) với khoảng cách chỉ 0,009 AU (đơn vị thiên văn).
Ngoại hành tinh đó được chỉ định tên là Gliese 1252b, lớn hơn Trái đất khoảng 1,2 lần.
Thế giới ngọai hành tinh này vô cùng nóng bỏng, với nhiệt độ bề mặt 724 độ C (1.335 độ F).
Tiến sĩ Avi Shporer đến từ Khoa Vật lý và Viện Vật lý Thiên văn và Nghiên cứu Vũ trụ Kavli tại MIT và các đồng nghiệp cho biết, một phần của ngoại hành tinh nhỏ này đang phát triển đồng thời cũng quay quanh ngôi sao lùn M gần đó.
Và Gliese 1252b đã trải qua quá trình quang hóa để loại bỏ bầu khí quyển của nó trong quá khứ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực