Sửng sốt sao neutron có cấu trúc từ trường bất thường

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow, Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IKI) và Đài thiên văn Pulkovo phát hiện một ngôi sao neutron độc đáo, có nhiều thông tin thú vị.

Trước đây, tất cả sao neutron có thể được nhóm lại thành hai họ lớn: nhóm đầu tiên bao gồm các vật thể mà từ trường biểu hiện trong toàn bộ chu kỳ quay và nhóm ngôi sao khác bao gồm các vật thể mà từ trường không thể đo được.

Ngôi sao neutron GRO J2058 + 42 được các nhà nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc bên trong của từ trường sao neutron chỉ ở một giai đoạn nhất định trong chu kỳ quay của nó. Công trình này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Sung sot sao neutron co cau truc tu truong bat thuong
 Nguồn ảnh: Phys.

Hệ thống J2058 + 42 được phát hiện qua kính thiên văn NuSTAR cho thấy từ trường sao này đạt mức năng lượng cao (<400 eV) và phạm vi năng lượng hoạt động cực kỳ rộng (3-79 keV).

Một dòng hấp thụ cyclotron đã được phát hiện trong quang phổ năng lượng nguồn, cho phép ước tính sức mạnh từ trường của sao neutron này.

Khi quan sát các dòng cyclotron, các chuyên gia phát hiện Hệ thống J2058 + 42 có khoảng 30 xung tia X. Sự độc đáo trong khám phá của các nhà khoa học Nga là dòng từ trường này chỉ thể hiện rõ khi ngôi sao neutron được nhìn thấy ở một góc nhất định so với người quan sát.

Nguyên nhân là do quang phổ tia X của sao neutron GROJ2058 + 42 được đo có thể đến từ mười hướng khác nhau và chỉ có một trong số chúng bị suy giảm đáng kể về cường độ phát xạ khoảng 10 keV. Năng lượng này tương ứng với cường độ từ trường 1012 G ở bề mặt của sao neutron.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)