Theo Sci-New, Mimas là một mặt trăng nhỏ của Sao Thổ, bán kính chỉ 198,3 km và được mô tả là giống "Ngôi Sao Chết" được nhắc đến trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).Thế nhưng sau nhiều năm được cho là một miền đất khô cằn chi chít các miệng hố va chạm, các dữ liệu mới mà tàu thăm dò Sao Thổ Cassini của NASA gửi về khi quan sát Mimas lại gây bối rối: Dường như vệ tinh bé nhỏ này phải có một đại dương ngầm, đang ngày càng phát triển rộng thêm.Điều này dường như đối chọi với một số bằng chứng khác cho thấy hoạt động kiến tạo trên Mimas rất thưa thớt, không có hoạt động núi lửa trong quá khứ lẫn hiện tại, vốn cần thiết để giữ được một đại dương dưới vỏ băng.Trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Alyssa Rhoden từ Viện nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) cho biết các dữ liệu kỳ lạ được Cassini thu thập trong những ngày cuối của sứ mệnh, trước khi nó thực hiện nhiệm vụ cảm tử cuối cùng là lao vào Sao Thổ để tìm hiểu sâu hơn bầu khí quyển dày đặc.Các kết quả cho thấy nếu Mimas có một đại dương thì nó đại dược cho một lớp đại dương nhỏ ẩn dưới lớp vỏ băng dày ít nhất 55 km.Trước đây người ta cho rằng nó hầu như không thể có đại dương là vì cái gọi là "tác động Hershel" một cú va chạm thiên thể mạnh trong quá khứ và để lại hố va chạm lớn.Các dấu vết còn lại từ tác động này giúp hoàn thiện mảnh ghép: Vỏ băng của Mimas đã mỏng đi đáng kể từ khi hình thành Hershel, điều có thể giải thích cho bề mặt không có vết nứt của mặt trăng.Sự mỏng đi là do nhiệt độ thiên thể tăng lên, cũng là quá trình khiến nó tạo được một đại dương ngầm và đại dương ngày càng mở rộng.Được biết, vấn đề về những “mặt trăng băng giá” với bằng chứng về đại dương ẩn sâu dưới bề mặt đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học gần đây.Hai ví dụ được biết đến nhiều nhất trong hệ mặt trời có thể kể đến là Enceladus của Sao Thổ và Europa của Sao Mộc. Đây được coi là những hành tinh có sự sống ở ngoài vũ trụ.Đặc biệt là Enceladus, khi các nhà nghiên cứu phân tích từ mẫu nước biển trong lòng vệ tinh này, họ đã phát hiện ra trong đó có chứa các thành phần cần thiết để duy trì sự sống. Có thể nói, phát hiện sự sống trên Mimas của sao Thổ là một “mục tiêu hấp dẫn để nghiên cứu thêm”.Và việc nghiên cứu những mặt trăng tiềm năng như thế của các hành tinh sẽ giúp cho con người khám phá được những địa điểm có sự sống trong thái dương hệ. Trong tương lai, các nhà khoa học mong muốn có thể tìm hiểu và nghiên cứu sự sống ở các hành tinh xa Mặt trời hơn như là sao Thiên Vương,…>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
Theo Sci-New, Mimas là một mặt trăng nhỏ của Sao Thổ, bán kính chỉ 198,3 km và được mô tả là giống "Ngôi Sao Chết" được nhắc đến trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Thế nhưng sau nhiều năm được cho là một miền đất khô cằn chi chít các miệng hố va chạm, các dữ liệu mới mà tàu thăm dò Sao Thổ Cassini của NASA gửi về khi quan sát Mimas lại gây bối rối: Dường như vệ tinh bé nhỏ này phải có một đại dương ngầm, đang ngày càng phát triển rộng thêm.
Điều này dường như đối chọi với một số bằng chứng khác cho thấy hoạt động kiến tạo trên Mimas rất thưa thớt, không có hoạt động núi lửa trong quá khứ lẫn hiện tại, vốn cần thiết để giữ được một đại dương dưới vỏ băng.
Trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Alyssa Rhoden từ Viện nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) cho biết các dữ liệu kỳ lạ được Cassini thu thập trong những ngày cuối của sứ mệnh, trước khi nó thực hiện nhiệm vụ cảm tử cuối cùng là lao vào Sao Thổ để tìm hiểu sâu hơn bầu khí quyển dày đặc.
Các kết quả cho thấy nếu Mimas có một đại dương thì nó đại dược cho một lớp đại dương nhỏ ẩn dưới lớp vỏ băng dày ít nhất 55 km.
Trước đây người ta cho rằng nó hầu như không thể có đại dương là vì cái gọi là "tác động Hershel" một cú va chạm thiên thể mạnh trong quá khứ và để lại hố va chạm lớn.
Các dấu vết còn lại từ tác động này giúp hoàn thiện mảnh ghép: Vỏ băng của Mimas đã mỏng đi đáng kể từ khi hình thành Hershel, điều có thể giải thích cho bề mặt không có vết nứt của mặt trăng.
Sự mỏng đi là do nhiệt độ thiên thể tăng lên, cũng là quá trình khiến nó tạo được một đại dương ngầm và đại dương ngày càng mở rộng.
Được biết, vấn đề về những “mặt trăng băng giá” với bằng chứng về đại dương ẩn sâu dưới bề mặt đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học gần đây.
Hai ví dụ được biết đến nhiều nhất trong hệ mặt trời có thể kể đến là Enceladus của Sao Thổ và Europa của Sao Mộc. Đây được coi là những hành tinh có sự sống ở ngoài vũ trụ.
Đặc biệt là Enceladus, khi các nhà nghiên cứu phân tích từ mẫu nước biển trong lòng vệ tinh này, họ đã phát hiện ra trong đó có chứa các thành phần cần thiết để duy trì sự sống. Có thể nói, phát hiện sự sống trên Mimas của sao Thổ là một “mục tiêu hấp dẫn để nghiên cứu thêm”.
Và việc nghiên cứu những mặt trăng tiềm năng như thế của các hành tinh sẽ giúp cho con người khám phá được những địa điểm có sự sống trong thái dương hệ. Trong tương lai, các nhà khoa học mong muốn có thể tìm hiểu và nghiên cứu sự sống ở các hành tinh xa Mặt trời hơn như là sao Thiên Vương,…
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.