Mỗi năm, hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ USD, được dành cho việc nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và cách để chúng ta đặt chân đến một hành tinh xa xôi nào đó.Đó không phải là mong muốn viển vông. Việc con người đặt chân được đến Mặt trăng, chế tạo được những thiết bị máy móc hiện đại như tàu vũ trụ để khám phá sao Hỏa cho thấy những thành tựu trong tiến trình khám phá và chinh phục vũ trụ của chúng ta.Một trong những phương thức quen thuộc trong các phim khoa học viễn tưởng để con người vào không gian du hành đến hành tinh khác là "đưa cơ thể về chế độ ngủ đông". Phi hành gia sẽ bước vào trong một thiết bị giống như kén. Sau đó nhờ các kỹ thuật khoa học, cơ thể liền "ngủ" một mạch vài tháng đến vài năm. Khi tàu đáp xuống hành tinh mới, phi hành gia sẽ tỉnh dậy.Tuy nhiên điều gì cũng phải nhìn vào thực tế. Các nhà khoa học tại Chile khẳng định rằng đó chỉ là ảo mộng viển vông, chỉ có trong phim.Đây là điều mà các nhà khoa học từ Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến (SIAT) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đang cố giải quyết: Họ muốn tạo ra một trạng thái "ngủ đông" có thể giúp các nhà du hành tạm "ngưng đọng thời gian" sinh học, để họ sống sót qua thời gian nhiều thế hệ.Thí nghiệm gây sốc đã thành công bước đầu ở động vật và tìm ra "chiếc chìa khóa vàng"."Ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng việc kích hoạt một quần thể tế bào thần kinh vùng trước giao thoa thị giác (POA) bằng một phương pháp hóa học gây ra tình trạng hạ thân nhiệt đáng tin cậy ở những con khỉ được gây mê và cả những con không bị gây mê" - các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên tạp chí The Innovation.Thí nghiệm giúp chứng minh trung tâm điều nhiệt của linh trưởng cũng có thể nhận một tác động để rơi vào trạng thái ngủ đông an toàn, vốn có thể giúp chúng chống chịu lại nhiệt độ lạnh và lượng oxy thấp. Nhiệt độ cơ thể giảm khiến trao đổi chất chậm lại ở mức tối thiểu, các hoạt động sinh học chỉ vừa đủ để không bị teo cơ.Nghiên cứu được thực hiện trên 3 con khỉ Macaca fasciculairs, trong đó chúng được theo dõi chức năng não cẩn thận qua fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng). Một loại thuốc tổng hợp tên là Clozapine N-oxide (CNO) được sử dụng để tạo ra trạng thái ngủ đông.Nếu khỉ được gây mê, CNO gây ra giảm nhiệt độ trung tâm cơ thể, ngăn cản quá trình sưởi ấm bên ngoài, chứng tỏ vai trò của POA trong quá trình điều nhiệt.Các con khỉ tỉnh táo cho kết quả tốt hơn, cũng ngủ đông như chuột bị hạ thân nhiệt. Tuy nhiên những con khỉ cho thấy nhịp tim tăng và sự run rẩy, là điều các nhà khoa học sẽ phải xử lý trước khi tiến đến thử nghiệm lâm sàng.Tuy nhiên đây đã là bằng chứng đầu tiên chứng minh tính khả thi của phương án hạ thân nhiệt tạo ra trạng thái ngủ đông nhân tạo, là bước tiến đầu tiên trong hành trình giúp con người đủ khả năng tham gia du hành giữa các vì sao.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
Mỗi năm, hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ USD, được dành cho việc nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và cách để chúng ta đặt chân đến một hành tinh xa xôi nào đó.
Đó không phải là mong muốn viển vông. Việc con người đặt chân được đến Mặt trăng, chế tạo được những thiết bị máy móc hiện đại như tàu vũ trụ để khám phá sao Hỏa cho thấy những thành tựu trong tiến trình khám phá và chinh phục vũ trụ của chúng ta.
Một trong những phương thức quen thuộc trong các phim khoa học viễn tưởng để con người vào không gian du hành đến hành tinh khác là "đưa cơ thể về chế độ ngủ đông". Phi hành gia sẽ bước vào trong một thiết bị giống như kén. Sau đó nhờ các kỹ thuật khoa học, cơ thể liền "ngủ" một mạch vài tháng đến vài năm. Khi tàu đáp xuống hành tinh mới, phi hành gia sẽ tỉnh dậy.
Tuy nhiên điều gì cũng phải nhìn vào thực tế. Các nhà khoa học tại Chile khẳng định rằng đó chỉ là ảo mộng viển vông, chỉ có trong phim.
Đây là điều mà các nhà khoa học từ Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến (SIAT) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đang cố giải quyết: Họ muốn tạo ra một trạng thái "ngủ đông" có thể giúp các nhà du hành tạm "ngưng đọng thời gian" sinh học, để họ sống sót qua thời gian nhiều thế hệ.
Thí nghiệm gây sốc đã thành công bước đầu ở động vật và tìm ra "chiếc chìa khóa vàng".
"Ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng việc kích hoạt một quần thể tế bào thần kinh vùng trước giao thoa thị giác (POA) bằng một phương pháp hóa học gây ra tình trạng hạ thân nhiệt đáng tin cậy ở những con khỉ được gây mê và cả những con không bị gây mê" - các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên tạp chí The Innovation.
Thí nghiệm giúp chứng minh trung tâm điều nhiệt của linh trưởng cũng có thể nhận một tác động để rơi vào trạng thái ngủ đông an toàn, vốn có thể giúp chúng chống chịu lại nhiệt độ lạnh và lượng oxy thấp. Nhiệt độ cơ thể giảm khiến trao đổi chất chậm lại ở mức tối thiểu, các hoạt động sinh học chỉ vừa đủ để không bị teo cơ.
Nghiên cứu được thực hiện trên 3 con khỉ Macaca fasciculairs, trong đó chúng được theo dõi chức năng não cẩn thận qua fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng). Một loại thuốc tổng hợp tên là Clozapine N-oxide (CNO) được sử dụng để tạo ra trạng thái ngủ đông.
Nếu khỉ được gây mê, CNO gây ra giảm nhiệt độ trung tâm cơ thể, ngăn cản quá trình sưởi ấm bên ngoài, chứng tỏ vai trò của POA trong quá trình điều nhiệt.
Các con khỉ tỉnh táo cho kết quả tốt hơn, cũng ngủ đông như chuột bị hạ thân nhiệt. Tuy nhiên những con khỉ cho thấy nhịp tim tăng và sự run rẩy, là điều các nhà khoa học sẽ phải xử lý trước khi tiến đến thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên đây đã là bằng chứng đầu tiên chứng minh tính khả thi của phương án hạ thân nhiệt tạo ra trạng thái ngủ đông nhân tạo, là bước tiến đầu tiên trong hành trình giúp con người đủ khả năng tham gia du hành giữa các vì sao.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.