Vào ngày 21/11, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết vừa phối hợp với các đơn vị kiểm lâm và công an trên địa bàn xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An) thả về rừng một con tê tê 1,3 kg, dài 70 cm sau khi nhận được tin báo của người dân địa phương.Con tê tê nặng khoảng 1,3 kg trên được bà Nguyễn Thị Hải (thôn Bãi Làng, xã đảo Tân Hiệp) phát hiện bị mắc vào lưới hàng rào sau nhà trong sáng 21/11 nên nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng.Theo đó, đây là cá thể tê tê thứ hai được thả về rừng tự nhiên Cù Lao Chàm trong năm 2021 sau khi được người dân phát hiện trong cộng đồng. Cá thể tê tê đầu tiên được thả về rừng tự nhiên là vào chiều ngày 2/10. Trong lúc dọn dẹp vườn, một người dân ở phường Cẩm Phô, TP Hội An vô tình bắt được con tê tê dài gần 1m, nặng khoảng 1 kg.Người này mang con tê tê đến UBND phường giao nộp. Sau đó, lực lượng chức năng tiến hành thả con tê tê vào rừng đặc dụng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.Tê tê là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng các loài động vật và thực vật trên thế giới).Theo các nhà khoa học, tê tê là một loài động vật sống hoang dã, toàn thân và đuôi phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp. Nó có thể cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm. Tê tê còn được gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam). Trong khi đó, người Ba Na ở Tây Nguyên gọi tê tê là Prên pui.Tên khoa học của tê tê là Manis pentadactyla (tê tê vàng, chủ yếu là miền Bắc). Trên thế giới còn có một loài tê tê khác nhưng ít gặp hơn có tên khoa học là Manis javanica (tê tê Java, sinh sống ở miền Nam trở ra đến vùng Quảng Nam).Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp. Nó có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị. Vảy tê tê có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa.Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm V (nhóm động vật nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng). Vì vậy, để bảo vệ loài động vật quý hiếm này, pháp luật Việt Nam cấm săn bắt, buôn bán tê tê và vảy của chúng...Năm 2016, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Từ ngày 1/7, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã tăng cường khung hình phạt đối với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép đối với tê tê. Tội phạm về buôn bán và vận chuyển tê tê trái phép, với số lượng từ 1 - 6 cá thể có thể phải đối diện với mức phạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 1-5 năm. Mức hình phạt tù tăng lên 5 - 10 năm với số lượng từ 7 - 10 cá thể, và từ 10-15 năm với số lượng trên 10 cá thể tê tê. Tê tê là loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP”.Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 21/11, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết vừa phối hợp với các đơn vị kiểm lâm và công an trên địa bàn xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An) thả về rừng một con tê tê 1,3 kg, dài 70 cm sau khi nhận được tin báo của người dân địa phương.
Con tê tê nặng khoảng 1,3 kg trên được bà Nguyễn Thị Hải (thôn Bãi Làng, xã đảo Tân Hiệp) phát hiện bị mắc vào lưới hàng rào sau nhà trong sáng 21/11 nên nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng.
Theo đó, đây là cá thể tê tê thứ hai được thả về rừng tự nhiên Cù Lao Chàm trong năm 2021 sau khi được người dân phát hiện trong cộng đồng. Cá thể tê tê đầu tiên được thả về rừng tự nhiên là vào chiều ngày 2/10. Trong lúc dọn dẹp vườn, một người dân ở phường Cẩm Phô, TP Hội An vô tình bắt được con tê tê dài gần 1m, nặng khoảng 1 kg.
Người này mang con tê tê đến UBND phường giao nộp. Sau đó, lực lượng chức năng tiến hành thả con tê tê vào rừng đặc dụng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Tê tê là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng các loài động vật và thực vật trên thế giới).
Theo các nhà khoa học, tê tê là một loài động vật sống hoang dã, toàn thân và đuôi phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp. Nó có thể cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm. Tê tê còn được gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam). Trong khi đó, người Ba Na ở Tây Nguyên gọi tê tê là Prên pui.
Tên khoa học của tê tê là Manis pentadactyla (tê tê vàng, chủ yếu là miền Bắc). Trên thế giới còn có một loài tê tê khác nhưng ít gặp hơn có tên khoa học là Manis javanica (tê tê Java, sinh sống ở miền Nam trở ra đến vùng Quảng Nam).
Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp. Nó có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị. Vảy tê tê có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa.
Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm V (nhóm động vật nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng). Vì vậy, để bảo vệ loài động vật quý hiếm này, pháp luật Việt Nam cấm săn bắt, buôn bán tê tê và vảy của chúng...
Năm 2016, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Từ ngày 1/7, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã tăng cường khung hình phạt đối với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép đối với tê tê. Tội phạm về buôn bán và vận chuyển tê tê trái phép, với số lượng từ 1 - 6 cá thể có thể phải đối diện với mức phạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 1-5 năm. Mức hình phạt tù tăng lên 5 - 10 năm với số lượng từ 7 - 10 cá thể, và từ 10-15 năm với số lượng trên 10 cá thể tê tê. Tê tê là loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP”.
Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.