Giốnghải cẩuvùng Bắc cực được sinh ra trên các tảng băng trôi ở những vùng biển lạnh giá ở Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương. Lúc mới sinh, chúng chưa có vẻ ngoài bụ bẫm đáng yêu mà dựa vào nguồn sữa mẹ giàu chất béo để lớn nhanh như thổi trong 12 ngày đầu tiên, khi chúng đạt khoảng 36kg.
Sau thời gian đó, chúng sẽ phải "tự lực" và bắt đầu đi tìm kiếm thức ăn. Trong lúc chưa săn được mồi, hải cẩu con phải dựa vào lượng mỡ dự trữ khi được nuôi bởi sữa mẹ và có thể mất đi 50% trọng lượng ban đầu. Thời kỳ này kéo dài khoảng 6 tuần.
Khi mới sinh, hải cẩu con có lớp lông trắng tinh giúp chúng hấp thụ ánh nắng mặt trời để giữ ấm. Tới 3-4 tuần tuổi, lớp lông này sẽ rụng dần đi. Tùy thuộc vào giống hải cẩu mà chúng sẽ có lớp lông dày hoặc mỏng hơn khi trưởng thành. Hải cẩu mẹ nhận ra con chúng thông qua mùi hương đặc trưng.
Hải cẩu cũng cùng họ hàng với nhiều loài động vật biển khác như sư tử biển, hải mã hoặc hải cẩu lông. Mặc dù cùng được gọi là hải cẩu, loài "hải cẩu thật sự" không có tai và di chuyển bằng cách trườn trên đất liền, trong khi giống hải cẩu lông có lớp lông dày và vành tai nhỏ.
Ở ngoài tự nhiên, nhiều loài hải cẩu có tuổi thọ lên đến 35 năm như hải cẩu xám hoặc hải cẩu Greenland. Hải cẩu Greenland là loài rất giỏi "đi du lịch" khi có thể di chuyển 5000km đi kiếm ăn.
Một chú hải cẩu con Greenland.
Hải cẩu không chỉ phân bố ở vùng cực. Chúng có mặt ở khắp nơi, từ 2 cực cho đến những bãi biển nhiệt đới đầy nắng và gió.
Ngoài mùi cơ thể, mẹ con hải cẩu còn nhận biết nhau bằng tiếng gọi đặc trưng. Một nghiên cứu ở Alaska phát hiện ra rằng kể cả sau khi chia cách tới 4 năm, chúng vẫn có thể nhận ra nhau.
Một cặp mẹ con hải cẩu.
Hải cẩu bị đánh bắt suốt lịch sử vì lớp lông và mỡ của chúng có giá trị kinh tế cao. Mặc dù đa số các loài hải cẩu vẫn tồn tại và phát triển trong tự nhiên, chúng vẫn được bảo vệ nghiêm trên toàn cầu. Trong thế kỷ qua, nhiều loài hải cẩu đã tuyệt chủng, bao gồm hải cẩu thầy tu Caribe và sư tử biển Nhật Bản.